Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ Điểm: Những Người Quả Cảm Tuần 26 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm - Tiếng Việt 4

Tuần 26 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (SGK trang 83, Tiếng Việt 4): Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với dũng cảm.

M: - Từ cùng nghĩa: can đảm

     - Từ trái nghĩa: hèn nhát

Gợi ý:

  • Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,...
  • Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...

Câu 2 (SGK trang 83, Tiếng Việt 4): Đặt câu với một trong các từ tìm được:

Gợi ý:

  • Trong thời chiến tranh, những cậu bé như Nguyễn Bá Ngọc đều là những anh hùng của đất nước.
  • Nếu cứ nhút nhát, bạn sẽ chẳng bao giờ đứng trước lớp để phát biểu được.

Câu 3 (SGK trang 83, Tiếng Việt 4): Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

- ....... bênh vực lẽ phải

- Khí thế .....

- Hi sinh ....

Gợi ý:

  • Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
  • Khí thế dũng mãnh.
  • Hi sinh anh dũng.

Câu 4 (SGK trang 83, Tiếng Việt 4): Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Gợi ý:

  • Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
    • Vào sinh ra tử.
    • Gan vàng dạ sắt.

Câu 5 (SGK trang 83, Tiếng Việt 4): Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4.

Gợi ý:

  • Trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh, các cô chú thanh niên xung phong ở tuyến đường Trường Sơn đã vào sinh ra tử cùng nhau.
  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Dũng cảm, các em cần:
    • Biết được những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ dũng cảm.
    • Biết đặt câu với những từ ngữ, thành ngữ có cùng nghĩa với từ dũng cảm.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247