Câu 1 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.4 So sánh về phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hoá

Thực vật

Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

 

 

Tiêu hoá

 

 

Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

 

 

Hô hấp

 

 

Quang hợp

 

 

Phương thức chuyển hoá

Thực vật

Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

 

 

Tiêu hoá

 

 

Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

 

 

Hô hấp

 

 

Quang hợp

 

 

Hướng dẫn giải

Bảng 66.4 So sánh về phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hoá

Thực vật

Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

 

Thực vật hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua rễ, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ vào trung trụ bằng con đường gian bào và con đường, qua chất nguyên sinh, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá qua mạch gỗ. Nước thoát ra khỏi cây qua bề mặt lá và qua khí khổng. Các chất khí như CO2 và O2 được cây trao đổi qua khí khổng. Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá đến thân rễ qua mạch rây.

Động vật trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng có thể qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.

Tiêu hoá

Thực vật là sinh vật tự dưỡng nên không có hệ tiêu hoá. Các chất được phân giải và tổng hợp xảy ra trong tế bào.

Động vật là sinh vật dị dưỡng có hệ tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá gồm tiêu hoá cơ học (làm nhỏ thức ăn) và tiêu hoá hoá học nhờ hệ enzim có tác động phân giải các hợp chất phức tạp trong thức ăn thành, các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.

Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

Thực vật vận chuyển phân phối nước và các chất khoáng, chất hữu cơ thông qua các mô mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và chất khoáng) và mạch rây (vận chuyển chất hữu cơ). Thực vật bài tiết nước qua thoát hơi nước qua lá và khí khổng.

Động vật vận chuyển và phân phối nước, các chất vô cơ và hữu cơ thông qua hệ tuần hoàn và bài tiết.

Hô hấp

Thực vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng tích trong chất hữu cơ (do quang hợp tạo nên) thành năng lượng tích trong ATP, gồm quá trình đường phân: phân giải glucôzơ thành axit piruvic. Năng lượng được giải phóng được tích vào 2 phân tử ATP. Đường phân xảy ra trong tế bào chất và không cần O2. Quá trình hô hấp hiếu khí cần đến O2 và xảy ra trong ti thể, thông qua chu trình Crep và dãy chuyền điện tử. Hệ số chuyển hoá năng lượng là 36 ATP.

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2  \( \to \)

6H2O + 6CO2 + năng lượng

Thực vật trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng.

Động vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng tích trong chất hữu cơ ( do động vật lấy từ thức ăn) thành năng lượng tích trong ATP. Quá trình hô hấp diễn ra tương tự như ở thực vật gồm giai đoạn đường phân (kị khí) diễn ra trong tế bào chất và hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể được gọi là hô hấp trong (hô hấp tế bào).

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2\( \to \) 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Đối với động vật, sự hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí (thu nhận O2 và thải CO2) giữa cơ quan hô hấp và vận chuyển CO2 và O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào thông qua dòng máu và dịch mô.

Quang hợp

 

Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển hoá quang năng thành năng lượng dự trữ trong các chất hữu cơ.

 Quang hợp được thực hiện ở các bộ phận xanh của cây (chủ yếu là lá cây) nơi có các tế bào mang các lục lạp chứa sắc tố diệp lục (clorôphin). Pha sáng của quang hợp chuyển hoá quang năng thành năng lượng tích  trong ATP và NADPH diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền lục lạp với sự sử dụng năng lựợng từ ATP và NADPH để khử CO2 và chuyển hoá thành glucôzơ (chu trình Canvin).

Công thức chung của quang hợp: 6H2O + 6CO2 \( \to \) C6H12O6 + 6O2

 

Động vật là sinh vật dị dưỡng không có khả năng quang hợp vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.

Phương thức chuyển hoá

Thực vật

Động vật

Trao đổi nước và chất khoáng

 

Thực vật hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua rễ, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ vào trung trụ bằng con đường gian bào và con đường, qua chất nguyên sinh, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá qua mạch gỗ. Nước thoát ra khỏi cây qua bề mặt lá và qua khí khổng. Các chất khí như CO2 và O2 được cây trao đổi qua khí khổng. Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá đến thân rễ qua mạch rây.

Động vật trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng có thể qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.

Tiêu hoá

Thực vật là sinh vật tự dưỡng nên không có hệ tiêu hoá. Các chất được phân giải và tổng hợp xảy ra trong tế bào.

Động vật là sinh vật dị dưỡng có hệ tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá. Quá trình tiêu hoá gồm tiêu hoá cơ học (làm nhỏ thức ăn) và tiêu hoá hoá học nhờ hệ enzim có tác động phân giải các hợp chất phức tạp trong thức ăn thành, các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.

Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết

Thực vật vận chuyển phân phối nước và các chất khoáng, chất hữu cơ thông qua các mô mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và chất khoáng) và mạch rây (vận chuyển chất hữu cơ). Thực vật bài tiết nước qua thoát hơi nước qua lá và khí khổng.

Động vật vận chuyển và phân phối nước, các chất vô cơ và hữu cơ thông qua hệ tuần hoàn và bài tiết.

Hô hấp

Thực vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng tích trong chất hữu cơ (do quang hợp tạo nên) thành năng lượng tích trong ATP, gồm quá trình đường phân: phân giải glucôzơ thành axit piruvic. Năng lượng được giải phóng được tích vào 2 phân tử ATP. Đường phân xảy ra trong tế bào chất và không cần O2. Quá trình hô hấp hiếu khí cần đến O2 và xảy ra trong ti thể, thông qua chu trình Crep và dãy chuyền điện tử. Hệ số chuyển hoá năng lượng là 36 ATP.

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2  \( \to \)

6H2O + 6CO2 + năng lượng

Thực vật trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng.

Động vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng tích trong chất hữu cơ ( do động vật lấy từ thức ăn) thành năng lượng tích trong ATP. Quá trình hô hấp diễn ra tương tự như ở thực vật gồm giai đoạn đường phân (kị khí) diễn ra trong tế bào chất và hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể được gọi là hô hấp trong (hô hấp tế bào).

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2\( \to \) 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Đối với động vật, sự hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí (thu nhận O2 và thải CO2) giữa cơ quan hô hấp và vận chuyển CO2 và O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào thông qua dòng máu và dịch mô.

Quang hợp

 

Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển hoá quang năng thành năng lượng dự trữ trong các chất hữu cơ.

 Quang hợp được thực hiện ở các bộ phận xanh của cây (chủ yếu là lá cây) nơi có các tế bào mang các lục lạp chứa sắc tố diệp lục (clorôphin). Pha sáng của quang hợp chuyển hoá quang năng thành năng lượng tích  trong ATP và NADPH diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền lục lạp với sự sử dụng năng lựợng từ ATP và NADPH để khử CO2 và chuyển hoá thành glucôzơ (chu trình Canvin).

Công thức chung của quang hợp: 6H2O + 6CO2 \( \to \) C6H12O6 + 6O2

 

Động vật là sinh vật dị dưỡng không có khả năng quang hợp vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.

Copyright © 2021 HOCTAP247