Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Soạn văn 9 tập 1 Bài 13 SGK Ngữ văn 9 Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn nhất | Soạn văn 9 ngắn nhất

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn nhất | Soạn văn 9 ngắn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    xin gửi tới các em bài viết Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn nhất trong chương trình Ngữ văn 9. Mời các em theo dõi!

Câu 1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung ai, hiện lên trong suy nghĩ cái nhìn của nhân vật nào?

   - Truyện có cốt truyện đơn giản. 

   - Tình huống truyện giản dị nhẹ nhàng.

   - Tác phẩm là "một bức chân dung" của anh thanh niên, được hiện lên trong suy nghĩ của các nhân vật còn lại: cô kĩ sư trẻ, ông họa sĩ và bác lái xe.   

Câu 2. Phân tích nhân vật anh thanh niên

   Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên:

   - Sống 1 mình trên đỉnh Yên Sơn. Công việc của anh nhàn tẻ, đơn điệu nhưng lại đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ chính xác. 

   - Có thú vui là đọc sách

   - Lòng yêu nghề của anh giúp anh vượt qua những khó khăn và buồn tẻ do công việc đem lại.

   - Anh luôn khiêm tốn, lại cởi mở nên được mọi người rất yêu quý.

   >>> Bài viết cùng chủ đề

 

soan-bai-lang-le-sa-pa-ngan-nhat.jpg

 

Câu 3. Phân tích nhân vật ông họa sĩ

   - Ông họa sĩ rất am hiểu nghệ thuật, là một người từng trải.

   - Là một người tinh tế: Ông nhận ra vẻ đẹp của anh thanh niên ngay từ những giây phút đầu tiên gặp mặt. 

   - Có một tinh thần say mê với nghể: Ông hăng hái đi trải nghiệm thực tế để tìm những sáng tạo trong nghệ thuật.

   - Chính những suy tư và cảm xúc được thể hiện qua nhân vật Ông họa sĩ, đã góp phần khắc họa và làm nổi bật hình ảnh nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp.

Câu 4. Trong tác phẩm này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm và nêu tác dụng.

   - Các yếu tố trữ tình được thể hiện thông qua phong cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Sa Pa. ("Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây...)

   - Tác dụng: Tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng, đầy chất thơ cho truyện. 

Câu 5. Phát biểu chủ đề của truyện

   Vẻ đẹp của những người lao động thầm lặng, tự giác. Đó là anh thanh niên quan sát khí tượng, là bác lái xe khách, là một họa sĩ già đã sắp về hưu, là một cô sinh viên mới tốt nghiệp. Tất cả nhằm ca ngợi những con người hăng say làm việc, ngày ngày góp sức cho Tổ Quốc ngày một phát triển.

   Bài viết Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngắn nhất trên đây hi vọng sẽ giúp các em hiểu hơn về tác phẩm!

   Hãy Follow ngay Fanpage để nhận những mẹo học tập hay nhất nhé!

Từ khóa khác

  • Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
  • Soạn văn bài Lặng lẽ Sa Pa
  • Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
  • Soạn bài lặng lẽ Sa Pa lớp 9
  • soạn bài lặng lẽ sa pa ngắn gọn
  • soạn văn bài lặng lẽ sa pa lớp 9
  • soạn bài lặng lẽ ở sapa
  • soạn bài lặng lẽ sa pa ngắn gọn nhất
  • hướng dẫn soạn bài lặng lẽ sa pa

Copyright © 2021 HOCTAP247