Trang chủ Lớp 9 Khác Lớp 9 SGK Cũ Văn thuyết minh Thuyết minh về văn miếu quốc tử giám

Thuyết minh về văn miếu quốc tử giám

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Thuyết minh về văn miếu quốc tử giám

Bài viết dưới đây  sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết và dàn ý thuyết minh về văn miếu quốc tử giám. Mong rằng các kiến thức trên sẽ giúp đỡ các bạn học tốt môn Ngữ Văn!

Văn miếu quốc tử giám

Đề bài: Thuyết minh về văn miếu quốc tử giám Hà Nội
 
Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục (được viết năm 1777) thì "cửa Đại Thành, nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông vũ và Tây vũ hai dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. 

Sự góp mặt của làng nghề thủ công với các mặt hàng truyền thống đa dạng gắn với ý nghĩa phát triển của văn Miếu cũng như làng nghề, phố nghề tại Hà Nội xưa như: quy trình làm giấy dó, thư pháp, tranh dân gian, tơ lụa, sơn mài, khảm trai, mây tre đan nghệ thuật, gốm sứ, hoa, cây cảnh, các trò chơi dân gian, biểu diễn âm nhạc truyền thống, ẩm thực dân gian… Các hoạt động trải nghiệm văn hóa dân gian được nhiều du khách cũng như các gia đình hứng thú cho trẻ tham gia như: Làm giấy dó và sáng tác giấy dó nghệ thuật; tô vẽ tranh Đông Hồ trên giấy dó; học viết thư pháp trên giấy dó; làm và vẽ diều; vuốt nặn và vẽ trên gốm; làm chuồn chuồn tre; vẽ nón/vẽ mẹt nghệ thuật; nhồi bông/tô vẽ con giống vải… Điều này giúp cho Hồ Văn trở thành điểm đến văn hóa quen thuộc hơn với người dân thủ đô và hấp dẫn hơn nhiều đối với khách tham quan.

Nông dân (nông dân làng Văn Chương nhờ Tam Nông - một bậc túc nho Hà Thành thay mặt cho cả làng viết sớ dâng vua) trại Văn Chương xin Nguyễn Huệ dựng lại bia đề tên Tiến sĩ trong nhà Giám viết rằng:

Bia Tiến sĩ dựng trong Văn Miếu

Khởi từ năm Đại Bảo thứ ba

Xí vào Nhâm Tuất hội khoa

Thái Tông ngự trị thuộc nhà Hậu Lê

Rồi từ đó lệ về Quốc Giám

Trải ba trăm ba mươi tám năm ròng

Đến năm thứ 40 niên hiệu Cảnh Hưng vua Hiển Tông

Là khoa Kỷ Hợi cuối cùng hết bia

Tính gồm lại số bia trong Giám

Cả trước sau là tám mươi ba

Dựng theo thứ tự từng khoa

Bia kia sáu thước cách xa bia này

Nhà bia đủ đông tây 10 nóc

Vuông bốn bề ngang dọc bằng nhau

Mỗi bề hai chục thước tàu

Cột cao mười thước có lầu chồng diêm

Coi thể thế tôn nghiêm có một

Cửa ra vào then chốt quan phòng

Bốn quan nhất phẩm giám phong

Ba cơ, bảy vệ canh trong canh ngoài

Bia mới dựng đầy 2 nóc trước

Tám nóc sau còn gác lưu không

Năm năm chờ đợi bảng rồng

Các quan bộ Lễ, bộ Công chiếu hành

Đồng thời với “rèn đức”, chúng ta còn phải chú trọng “luyện tài”, bởi nếu chỉ có “đức” người ta có lẽ chỉ làm được ông Bụt mà thôi. Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”.
 
Trong lịch sử thời hiện đại ở nước ta, có lẽ chưa bao giờ vấn đề người hiền tài và sử dụng người hiền tài lại được đặt ra khẩn thiết như hôm nay. Vô vàn những bài toán kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục nan giải đang đòi hỏi thế hệ trẻ tham gia trí tuệ. Một trong các “quốc sách” hàng đầu của đất nước hiện nay phải là “đào tạo và sử dụng hiền tài” - phát huy “nguyên khí quốc gia”. Có tư tưởng đúng đắn mới thành công một nửa, nếu tư tưởng không được thực hành thì tất cả lại chỉ là lời nói suông. Vận mệnh đất nước và cuộc sống của chính gia đình mình đang từng phút giây kêu gọi trách nhiệm “rèn đức luyện tài” của mỗi bạn trẻ chúng ta.

 Văn thuyết minh lớp 9

Với những gì mà đã giúp các bạn khái quát nội dung về bài thuyết minh văn miếu quốc tử giám trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247