Trang chủ Lớp 5 Tiếng việt Lớp 5 SGK Cũ Chủ điểm: Vì Hạnh Phúc Con Người Tuần 16 - Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền - Tiếng Việt 5

Tuần 16 - Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền - Tiếng Việt 5

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Thầy thuốc như mẹ hiền

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ:
    • Hải Thượng Lãn Ông, mụn mủ, nồng nặc, từ giã
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể dõng dạc, rõ ràng.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791): tên thật là Lê Hữu Trác, thầy thuốc nổi tiếng của nước ta thời xưa.
    • Danh lợi: địa vị và quyền lợi cá nhân.
    • Bệnh đậu (đậu mùa): bệnh gây sốt cao với những mụn chấm đỏ, có thể gây tử vong hoặc để lại những nốt rỗ trên da mặt.
    • Tái phát: (bệnh cũ) lại tái phát ra sau một thời gian đã khỏi.
    • Ngự y: chức quan trông coi việc chữa bệnh trong cung vua.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."thêm gạo, củi".
      • Đoạn 2. "Một lần khác"..."Càng nghĩ càng hối hận"
      • Đoạn 3. Còn lại
  • Nội dung
    • Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Công danh/ trước mắt/ trôi như nước,

Nhân nghĩa/ trong lòng/ chẳng đổi phương.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Thầy thuốc như mẹ hiền

Câu 1 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?

Gợi ý:

  • Đó là những chi tiết:
    • Nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, Lãn Ông đã tự tìm đến thăm.
    • Ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn.
    • Ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

Gợi ý:

  • Điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ là lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Người phụ nữ chết không phải do ông gây ra nhưng ông tự buộc tội mình "như mắc phải tội giết người" và ông vô cùng ân hận. Lẽ ra, dù khuya bao nhiêu nêu ông đến khám và cho thuốc kịp thời thì chưa chắc người bệnh qua đời. Điều day dứt, ân hận đó xuất phát từ "y đức" của Hải Thượng Lãn Ông.

Câu 3 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

Gợi ý:

  • Có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi là vì: nhiều lần vua chúa vời ông vào cung, tiến cử vào chức Ngự y nhưng ông đã khéo léo từ chối.

Câu 4 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

Gợi ý:

  • Theo em hiểu nội dung hai câu thơ:

"Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương".

Nghĩa là: Công danh không phải là cái tồn tại mãi, nó cũng sẽ trôi đi như nước, cái mà chẳng đáng được coi trọng. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, cái mới đáng trân trọng, đáng quý nhất ở đời.

 

  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền, các em cần nắm được:
    • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể rõ ràng.
    • Đọc đúng ngữ điệu của các câu trong truyện.
    • Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của từng đoạn trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Về ngôi nhà đang xây cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247