Tả về một danh lam thắng cảnh ở quê em (Cố đô Hoa Lư)
Vừa rồi lớp tôi thi đạt chất lượng cao nhất toàn thành và thật bất ngờ nhà trường đã thưởng cho chúng tôi một chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Chúng tôi náo nức chuẩn bị lên đường.
Sáng hôm đó, trời quang mây tạnh, con đường quốc lộ số mười, dài hai mươi tám kilômét dẫn xe chúng tôi vào Ninh Bình. Xe chạy bon bon trên con cầu sắt cắt qua dòng sông Đáy biên hoà nước trong vắt một màu. Xa xa, bên phải cầu là chùa Non Nước nép mình sau dãy núi Non Nước chạy dài. Phía trái là ngọn núi Cánh Diều mờ ảo trong sương sớm và khói nhà máy nhiệt điện. Hòn núi Cánh Diều mềm mại ấy đã từng được mệnh danh là “Ngọc Mĩ Nhân”. Qua Ninh Bình đi thêm độ mười kilômét nữa chúng tôi đến Hoa Lư. Khi ô tô còn cách xa một quãng, chúng tôi nhìn thấy đây là một vùng đất trũng hình lòng chảo. Đến giữa lòng chảo cũng là đến cổng đền, chúng tôi xuống xe, ùa ra ngắm cảnh. Đền thờ vua Đinh, vua Lê đứng sát bên cạnh một chân núi. Đường đi vào đền cảnh vật rất hùng vĩ. Bên phải, nổi bật lên một hòn núi hình con rùa đang cúi đầu, bên trái là núi Cắm gươm. Ngôi đền được bao phủ bởi bốn bề núi rừng trùng điệp kiên cố, trước đây là cố đô của vua Đinh, vua Lê. Sân đến ngày nay trước kia là sân rồng còn vết tích bệ ngồi ngự của vua Đinh, vua Lê. Đến lợp ngói đỏ phủ rêu xanh. Tường đến nổi lên hai ông hộ pháp to lớn khoác gươm nghiêm trang canh gác. Những con rồng tạc bằng đá đang trườn mình từ sân rồng vươn lên bệ đá. Xung quanh bệ để vua ngồi ngự khắc hình con nghê, chim phượng dũng mãnh biểu hiện uy quyền của vua chúa ngày xưa. Rồi các chú lính bằng đá xếp hàng dài chỉnh tề đầu đội nón dấu, lưng thắt bao vàng, vai bồng gươm vẻ trung | thành đứng gác hàng nghìn năm dầu dãi nắng lửa mưa sa. Các chủ nghĩ gì mà đôi mắt mở to nhìn vào chốn xa xăm?
Còn chúng tôi hôm nay, đứng trước chú với lòng biết ơn người xưa đã bảo vệ, đã xây dựng truyền thống ngàn năm văn hiến truyền thống dựng nước và giữ nước bất khuất tuyệt vời. Tiếp đến là hai ngôi đền nhỏ bên tả, bên hữu có cấu trúc giống hệt nhau như một sự đối xứng, mái thấp uốn cong hình cánh cung chạm trổ những con rồng với hàm răng nanh, với bộ móng vuốt nhọn hoắt trông thật oai hùng. Bước vào đền là hai hàng cột đứng song song nghìn đời nay vẫn vững chắc như vậy. Trước mắt chúng tôi là hai bệ thờ khói hương nghi ngút, ở giữa ngồi cao hơn hẳn là Đức Phật nghìn tay nghìn mắt thấu hiểu lẽ đời. Phía bên phải thờ Quan Âm Thị Kính, hài nhi trên tay với nỗi oan nghìn đời nhắc nhở. Trong chính cung là tượng thờ Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai, hai bàn tay gối. Nét mặt ngài cương nghị, vẻ dứt khoát còn đọng trên đôi môi mím chặt nhưng khoé mắt lại ánh lên vẻ tinh nghịch trẻ trung. Bên trái là đền thờ vua Lê, cách bài trí cũng tương tự song trang phục có những nét hơi khác. Ngài vận áo long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang sườn. Đối diện là bức tượng người phụ nữ vẻ đoan trang, phúc hậu đó là thái hậu Dương Vân Nga, người đàn bà đã được sử sách muôn đời nhắc nhở: sử sách vẫn coi bà là bậc liệt nữ có một không hai. Tất cả đều là những bức tượng yên lặng như nhắc nhở chúng tôi – những thế hệ mai sau hãy nối tiếp đường cha anh. Chúng tôi dạo lại một vòng quanh đền xem những câu đối, những bài thơ…
Tạm biệt Hoa Lư, chúng tôi trở về lòng đầy quyến luyến với bao kỉ niệm khó quên. Xe chúng tôi chạy trở về trên con đường ban nãy nhưng tâm trí người nào cũng đang chạy ngược lại Hoa Lư.
Copyright © 2021 HOCTAP247