Dựa theo bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của nhừng người anh hùng dân tộc vĩ đại. Đây là triều đại hưng thịnh nhất ghi dấu ấn những chiến công và những thành tựu rất quan trọng về văn hóa Phật giáo cho dân tộc.
Trong chế độ phong kiến, thủ đô luôn gắn bó với dòng tộc họ giai cấp quí tộc luôn gắn bó với vùng đất đó. Thủ đô là trái tim của cả nước, vị trí của thủ đô có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của đất nước.
Người ta thường nói đến sự vĩ đại của Nga Pi-e đệ nhất của nước Nga. Một trong những hành động “ghê gớm” nhất, gây nên bao nhiêu bất ổn khi vua quyết định dời đô xuống một vùng đầm lầy. Theo nhà vua đó là cách để phát triển lực lượng hải quân, là cách để xóa bỏ đi những hình ảnh của nước Nga xưa cũ và lạc hậu. Đưa thủ đô đến đầm lầy để có thành Pê-tec-bua là một thử thách. Nếu làm được, chứng tỏ dân Nga có những khả năng tiềm tàng to lớn.
Nếu Lí Công Uẩn dời đô ở Thăng Long thì Trần Hưng Đạo đã ra lệnh rời bỏ thủ đô để tiến hành kháng chiến. Thật cảm động, khi về lại Thăng Long sau bao nhiêu máu xương đã đổ, vua Trần đã viết:
“Xã tắc hai phen bon ngựa đá.
Nghìn năm vạn thuở vững âu vàng”.
Trước tai họa đang đến gần, quân Nguyên - Mông đang lăm le xâm lược lần thứ hai với qui mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn.
Ngày mỗi ngày nhìn những tên sứ giặc làm nhục triều đình Trần Quốc Tuấn đã tích tụ nỗi hận thù và ông muốn mọi tướng sĩ phải có lòng căm hận ấy. Muốn mọi người phải có tinh thần xã thân để thà chết chứ không chịu phục.
Đứng trước tình cảnh nước nhà ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc cảnh cáo những thói hư tật xấu của đám tướng sĩ đang sao nhãng trước những hiểm nguy của đất nước.
Đất nước bị mất có nghĩa là vợ con gia quyến khốn cùng, phần mộ tổ tiên bị giày xéo, khai quật; làm danh tướng nhưng chịu nhục muôn đời…
Trần Quốc Tuấn đã ân cần khuyên bảo tướng sĩ không có một lựa chọn nào khác là phải học binh thư, phải từ bỏ tất cả sự hưởng thụ để rèn luyện võ nghệ, binh mã cho một cuộc chiến rất ác liệt sắp xảy ra.
Cùng với sông núi muôn đời thái bình bền vững là tên tuổi được lưu danh sử sách. Quả là hạnh phúc biết bao nhiêu!
Qua tâm sự của Trần Quốc Tuấn với mình với các tướng lĩnh, ta thấy tầm vóc vĩ đại của một người anh hùng thức ngủ, lo toan, dành hết nhiệt tình và cân não của mình cho đất nước.
Trần Quốc Tuấn rất hiểu ý nguyện độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt; rất hiểu lòng dân, lòng người tướng sĩ cho nên những lời gan ruột lo cho đất nước sẽ tạo được sự đồng cam của đối tượng mà ông muốn thuyết phục. Tấm lòng lo cho đất nước, luôn nghĩ tới sự yên bình cho xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu là điều mà người đời sau cảm nhận rất rõ trong nhân cách, tài năng, đức độ của Đức Thánh Trần.
Hai người ở hai triều đại khác nhau; ở hai cương vị khác nhau; cống hiến tài năng và tâm sức khác nhau cho đất nước Đại Việt. Dù là ông vua, hay là tiết chế thống lĩnh các đạo quân; dù là dựng nước hay giữ nước... nhưng con cháu hôm nay đọc lại “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” không khỏi tự hào về vai trò của các nhà lãnh đạo đất nước trong quá khứ. Những vị anh hùng lãnh đạo anh minh luôn tạo ra những bước chuyển mình có ý nghĩa cho dân tộc cho thời đại.
Con người đẹp nhất Việt Nam thế kỷ XX là Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò to lớn của Người với lịch sử Việt Nam hiện đại. Chúng ta đã và đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Bác đã dựng nền Cộng hòa cho nước Việt Nam mới. Bác đã cùng con cháu lập nên những kì tích chói ngời. Bác và các vị anh hùng dân tộc khác đang cùng con cháu bước vào thời kì đưa đất nước tiến tới phồn vinh.
Trong hạnh phúc hôm nay, chúng ta thầm cảm ơn những tiền nhân đã cống hiến tất cả công sức, tấm lòng dựng nước và giữ nước. Chúng ta cần có những khoảng lặng trong tâm hồn để lắng nghe tiếng nói truyền thống, của quá khứ.
Copyright © 2021 HOCTAP247