Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Văn nghị luận Bình luận về phương châm: Học phải đi đôi với hành

Bình luận về phương châm: Học phải đi đôi với hành

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bình luận về phương châm: Học phải đi đôi với hành

Tìm hiểu về phương châm này sẽ giúp mỗi chúng ta rút ra được cho mình một phương pháp học tập đạt hiệu quả cao.

Vậy học và hành có quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu nghĩa của hai từ học và hành. Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học. Không thể chỉ có học mà không có hành. Khi đó những gì học được cũng chỉ là một mớ lí thuyết suông, vô dụng. Cũng không thể chỉ nghĩ đến việc hành mà không học. Những kiến thức đã được học, vận dụng một cách hợp lí sẽ phát huy đắc lực, giúp cho việc hành tốt hơn, đạt những kết quả cao hơn. Hơn nữa, nhờ có thực hành, chúng ta cũng được học thêm vô số những điều mới mẽ, bổ ích mà trước đó không một sách vở nào có thể dạy hết được.

Xác định mối quan hệ giữa học và hành, ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì những kiến thức đã học chẳng là gì và học chẳng để làm gì cả. Hoặc cùng có thể đó là do hậu quả của một cách học thuần lí luận, xa rời thực tiễn mà lúng túng khi thực hành, làm cho những lí thuyết học được trước đó cũng trở thành vô nghĩa. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ khó khăn, thậm chí có khi sai lầm nữa.

Có thể nhận thấy một thực trạng đáng buồn đang diễn ra ở nước ta là sự xa rời giữa lí thuyết và thực tiễn làm cho cả công việc học hành và làm việc đều trở nên không hiệu quả. thi đỗ đại học, rồi sau đó như thế nào lại là một chuyện khác. Có những học sinh đạt kết quả học tập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa vẫn chưa biết liệu trường mình chọn vào thi đã thực sự đúng đắn chưa?.

Những trường hợp học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia vào các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế có thể hoàn thành một cách xuất sắc phần thi lí thuyết nhưng lại lúng túng, thậm chí là bỏ cuộc khi bước vào thi thực hành không phải là không có. Trong khi đó, những thí sinh nước bạn, về lí thuyết có thể họ không xuất sắc bằng ta nhưng họ đã hết sức tự tin và thành công khi bước vào thi thực hành. Một phương pháp giáo dục tiến bộ và phù hợp giữa lí thuyết và thực tiễn đã đóng vai trò rất lớn góp phần tạo nên sự khác biệt đó. Không chỉ vậy, nhiều thầy cô giáo vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tiễn, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá lí thuyết qua thực tiễn... Kết quả là, cả thầy và trò vất vả “vật lộn” trong mớ kiến thức nhưng kết quả thu được lại không hề mang tính ứng dụng.

Từ thực tể ấy, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của “Học đi đôi với hành”. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ. Mỗi chúng ta cũng cần phải xác định được học để làm gì và học như thế nào? Không ít những người đi học mà không xác định được mình học để làm gì ngoài việc nghĩ rằng: cứ học là sẽ tốt; họ đã đi trên một con đường nhưng lại không biết nó dẫn tới đâu ngoài suy nghĩ rằng: cứ đi sẽ tới. Các học sinh sau khi thi đỗ vào đại học bắt đầu nghĩ rằng “thế là xong”, còn sinh viên đại học khi được tốt nghiệp ra trường rồi thì nghĩ rằng “thế là ổn”.

Khi chúng ta làm hay học một cái gì đó mà không có mục đích, nó dễ làm ta nản lòng và đi chệch hướng. Điều này tiếp tục giải thích vì sao lại xảy ra hiện tượng có những học trò giỏi thời phổ thông, nhưng sẵn sàng trở thành một sinh viên học kém khi học đại học; những thủ khoa đại học lại không phải là những người tài trong xã hội...

“Những gì ta biết chỉ là giọt nước - Những gì ta chưa biết lại là đại dương bao la”. Mục đích giáo dục của chúng ta là phải có ích cho cuộc sống sau này.

Phải đáp ứng tất cả những kĩ năng cơ bản cần thiết, đồng thời cũng định hướng phân hóa học sinh. Và chính những sự liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn trong các môn học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình hình thành tư tưởng học tập có chủ đích, hình thành các định hướng tư duy, sự quan tâm đối với các lĩnh vực tri thức của học sinh cho nghề nghiệp tương lai sau này.

Lựa chọn phương châm “Học đi đôi với hành” mỗi chúng ta sẽ thực sự tự tin khi bước vào cuộc sống để trở thành những người có ích cho xã hội.

Copyright © 2021 HOCTAP247