Với bài Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm đầy đủ nhất ngay sau đây. Cùng tham khảo các bạn nhé!
Nguyễn Du (1765 - 1820): tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
Quê ông ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống về văn học. Cha của ông là tể tướng Nguyễn Nghiễm
Năm 1774, sau khi cha của ông là Nguyễn Nghiễm được lên chức tể tướng, đi vào Đàng trong để đánh chúa Nguyễn thì cũng là thời điểm Nguyễn Du phải chịu nhiều mất mát. Năm 1775, anh trai qua đời, đến năm 1776, cha Nguyễn Du mất và 2 năm sau, tức năm 1778 thì mẹ Nguyễn Du cũng không còn. Sau này, Nguyễn Du được một người họ hàng của cha đón về quê ăn học.
Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tú tài, ông phải sống trong thời buổi loạn lạc Trịnh - Lê - Nguyễn phân tranh và các cuộc nổi dậy nổ ra khắp nơi. Điển hình là phong trào Tây Sơn.
Năm 1796, Nguyễn Du trốn vào Gia Định nhưng lại bị Quận Công bắt giam 3 tháng ở Nghệ An. Khi được thả ra, ông làm quan tri huyện, được đi sứ nhà Thanh, làm giám khảo cho kì thi hương năm 1807, được phong làm Cần chánh điện học sĩ... và nhiều chức vụ khác.
Năm 1820, ông lại được cử đi xứ nhà Thanh nhưng chưa kịp đi thì Nguyễn Du đã mất vì bị bệnh
Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới
Xem thêm Soạn bài: Truyện Kiều - Phần Nỗi thương mình
Soạn bài: Truyện Kiều - phần Trao duyên
Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương khá đồ sộ
- Đối với thơ chữ Hán: ông có 3 tập thơ đó là Thanh hiên thi tập (1786-1804) gồm 78 bài thơ, Nam trung tạp ngâm (1805-1813) gồm 40 bài và Bắc hành tạp lục (1813-1814) gồm 132 bài
Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Hán như: Độc tiểu thanh ký, Sở kiến hành...
- Đối với thơ chữ Nôm: ông có 2 tác phẩm chính đó là Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 182 câu thơ song thất lục bát
Ông là một nhà văn lớn, một đại thi hào dân tộc đồng thời là danh nhân văn hóa Thế giới. Những tác phẩm của Nguyễn Du mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng và tình yêu thương con người của ông.
Tác phẩm Truyện Kiều (1814-1820) được Nguyễn Du sáng tác sau chuyến đi xứ sang Trung Quốc lần thứ nhất
Bao gồm 3254 câu thơ lục bát, còn có tên gọi khác là Đoạn Trường Tân Thanh
Truyện kể về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, có cốt truyện giống với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nguyễn Du đã viết lại bằng thơ và đây trở thành bài thơ truyện dài nhất của văn học Việt Nam
Sau này, Truyện Kiều cũng được in thành nhiều thứ tiếng để xuất bản trên khắp Thế Giới
Truyện Kiều gồm có 3 phần:
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Phần 3: Đoàn tụ
a) Giá trị hiện thực
- Truyện Kiều phản ánh một cách sâu sắc sự áp bức của giai cấp thống trị khi không cho con người quyền được sống, quyền được hạnh phúc
- Phơi bày ra trước mắt người đọc số phận đau khổ, cuộc đời éo le của những người phụ nữ trong xã hội cũ
b) Giá trị nhân đạo
- Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện sự thương xót, xót xa của tác giả đối với cuộc đời và số phận bi đát của con người
- Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của con người
- Cho thấy sự trân trọng của tác giả trước những tài năng ấy
- Có giá trị tố cáo, phê phán sâu sắc xã hội phong kiến xưa kia
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã sử dụng những nghệ thuật đặc sắc như sau:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng bút pháp ước lệ
- Thể thơ lục bát thể hiện được câu chuyện một cách khéo léo
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố trong dân gian
- Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc
Thông qua phần soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du, hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247