Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một tác phẩm nổi tiếng của Cao Bá Quát. Tác phẩm là những tâm niệm và suy tư của tác giả về con đường công danh sự nghiệp trong đời mình. Dưới đây là mẫu phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát được CungHocVui tổng hợp, biên tập mà bạn có thể tham khảo.
Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát cih tiết và mới nhất
Cao Bá Quát là một trong những hòn ngọc sáng của đất Việt bởi biệt tài viết chữ đẹp cùng vốn kiến thức sâu rộng. Ấy thế mà, con đường công danh sự nghiệp của ông lại chẳng hề suôn sẻ. Chính những tâm niệm, suy tư về con đường mình đang đi là nguồn cảm xúc mãnh liệt để ông viết nên “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”. Bài thơ là lời tâm sự, là dịp trải lòng, và cũng là tiếng thở dài của một con người luôn miệt mài để đạt được đích đến mình đã vạch ra.
Xem thêm:
Dàn ý nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (2)
Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một sáng tác sau bao lần Cao Bá Quát vào kinh đô Huế thi hội. Dường như, chính những bãi cát trắng chạy dọc bờ biển miền trung đã làm cho ông liên tưởng đến con đường công danh nhọc nhằn. Dẫu con đường ấy thật khắc nghiệt, thật đáng chán, nhưng nó lại là con đường mà ông cùng bao người phải theo đuổi.
Đó phải chăng cũng chính là con đường tạo nên bởi sự ngột ngạt, bế tắc của xã hội đương thời? Cũng có người nhận định rằng, đây là bài thơ ra đời khi ông đã làm quan cho triều nhà Nguyễn. Lúc ấy, ông bắt đầu cảm thấy thất vọng về lý tưởng mà cả nửa cuộc đời trước ông đã theo đuổi và âm thầm tìm kiếm con đường khác với lý tưởng khác đúng đắn hơn.
Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh bãi cát dài, con đường đi trên bãi cát cùng người lữ hành đang đi trên cát. Nội dung của nó cũng từ ba hình ảnh trên mà phản ánh sự tù túng của tầng lớp tri thức trong thời kỳ bấy giờ.
Cũng từ đó, tác giả bày tỏ sự bi phẫn trước thực trạng cùng thái độ coi khinh phường danh lợi. Đồng thời, ông cũng đề cao những kẻ sĩ chân chính trong xã hội luôn theo đuổi ước mơ một cuộc sống thực thụ, một cuộc sống có ý nghĩa mà không bị bất kỳ điều gì ràng buộc.
Phân tích chi tiết những câu thơ đầu trong bài ca ngắn đi trên bãi cát
Mở đầu bài thơ, ta như thấp thoáng thấy bóng dáng ai đó đang bước đi một cách mệt nhọc trên bãi cát dài đằng đẵng đó.
"Bãi cát lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước."
Hai câu thơ đầu vẽ ra trước mắt ta một bãi cát dài mênh mông như một con đường bất tận, mịt mù. Bãi cát cứ thế nối tiếp nhau, giống như chẳng hề có điểm dừng. Việc sử dụng từ “lại” của tác giả như càng kéo dài sự vô tận của bãi cát đó.
Trên bãi cát dài miên man ấy, con người ta cứ “đi một bước như lùi một bước”. Thông qua phép so sánh trên, người đọc dường như có đang tự mình trải nghiệm hành trình mà tác giả đang đi. Mỗi một bước chân đều mệt nhọc, nặng nề, đã thế còn đặt trên một bài cát dài, chẳng biết đến khi nào mới hoàn thành đoạn đường đã định sẵn.
Xem thêm:
Soạn văn: Bài ca ngắn đi trên bãi cát đầy đủ nhất
Cảm nhận Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Từng bước chân nặng nhọc cứ thế in trên làn cát vàng mịn. Nhưng dù cho trời đã tối, người lữ khách vẫn miệt mài bước đi. Chính sự mệt nhọc đã khiến giọt nước mắt không tự chủ mà rơi xuống. Cảnh trong hai câu thơ dưới đây như tái hiện bóng dáng cô đơn, lẻ loi và cũng thật nhỏ bé của người lữ khách:
"Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi"
Dường như, tác giả đang ẩn dụ bãi cát vàng chính là con đường công danh dù mờ mịt, khó khăn nhưng sao vẫn có không ít kẻ bị cuốn vào đó. Nhưng rồi ai cũng chỉ biết bất lực vì những điều chẳng thể chống lại.
Phải chăng, đây cũng chính là con đường mà bản thân ông đang đi? Đó là con đường gắn liền với sự cô đơn, lạc lõng, đau khổ nhưng ông lại chẳng thể dừng chân? Ông đang mệt mỏi tới chán chường trên chính con đường mà mình đang theo đuổi? Từ đó “bãi cát vàng” cũng chính là hình ảnh của con đường mù mịt, trong đó, “người lữ khách” không ai khác chính là tác giả.
Con đường đi trên bãi cát là con đường cô đơn và lạc lõng
Chính vì thế, tác giả chỉ có thể tự trách bản thân:
"Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?"
Phải chăng, nhà thơ chỉ ước mình có thể học được phép ngủ của tiên ông, được sống một cuộc sống thanh cao, mặc kệ mọi danh lợi và oán hận cõi trần thế. Dẫu biết là đường công danh lắm gian nan, nhưng ông cũng chẳng thể ngăn mình bước chân vào.
Có lẽ, bãi cát trong bài thơ chính là phường danh lợi, càng đi càng mệt nhọc, càng lấn sâu càng hoang mang. Và rồi cứ thế, cũng như bãi cát dài đằng đẵng trên, chẳng thể biết được đâu là điểm dừng, đâu là lối ra và đâu là đích đến. Cũng chính vì cố bước trên bãi cát danh lợi đó, mà càng cố bước thì lại càng khó quay đầu, cứ thế “người say vô số, tỉnh bao người?”. Liệu rằng có nên đi tiếp con đường mình đang đi không, hay nên dừng lại? Đó là niềm băn khoăn mà tác giả luôn khắc khoải.
Công danh từ khi nào bị biến tướng và có sức mê hoặc to lớn với con người? Để rồi, nó khiến người ta mặc sức tranh giành, hưởng thụ, nhưng lại quên mất trách nhiệm của chính mình với đời.
Qua đó, ta như nhận thấy sự đối lập giữa tác giả cùng những kẻ bỏ mặc mọi thứ mà chạy theo phường danh lợi. Cũng từ đó, câu thơ sáng lên một nhân cách thanh cao cùng cái tôi đầy tự trọng của tác giả.
Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát qua những câu thơ cuối
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng"
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?"
Nhìn về bốn bể, lữ khách có thể thấy được cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, nhưng lại chẳng thấy con đường nào để bước tiếp cả. Không có định hướng cũng chẳng có ai chỉ dẫn, ấy mà người lữ khách vẫn cứ bước tiếp trên con đường mù mịt như thế.
Câu cuối tựa như một lời dự báo về điều gì sắp xảy đến. Và cũng chính từ đó, có lẽ tác giả đã có cho mình một sự lựa chọn riêng. Sự lựa chọn ấy là tiếp tục bước, hay dừng lại tĩnh tâm một chút để suy nghĩ, hay đổi hướng đi sang con đường khác? Đó không chỉ là lựa chọn mà tác giả phải đưa ra, mà còn là lựa chọn của tất cả mọi người đang sống trên cõi đời đầy phù phiếm này.
Bài thơ như một lời tâm sự, hay cũng chính là nỗi băn khoăn mà người trí thức mang hoài bão lớn này luôn canh cánh trong lòng? Có thể khẳng định rằng, Cao Bá Quát là một người không bao giờ cam chịu sự bó buộc của xã hội, sự tù túng đáng khinh của chế độ phong kiến bất công đường thời.
Xem thêm:
Tìm hiểu tác phẩm Sa hành đoàn ca của Cao Bá Quát
Phân tích nhà nho chân chính trong bài ca ngắn đi trên bãi cát
Cũng từ bài thơ, ta như nhận thấy sự biến chuyển trong tư tưởng của Cao Bá Quát. Phải chăng ông đang tự thức tỉnh chính mình cùng tầng lớp tri thức chân chính lúc bấy giờ? Rằng đừng để công danh sự nghiệp trói buộc ta trong một vòng xích cùng con đường mãi chẳng có điểm dừng?
Đó là bài phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát mà các bạn học sinh có thể tham khảo khi có nhu cầu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp các bạn hiểu sâu hơn về những tư tưởng, tâm tư mà Cao Bá Quát luôn khắc khoải trong lòng. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết!
Copyright © 2021 HOCTAP247