Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm Soạn bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ - Ngữ văn 12

Soạn bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, sẽ mang đến cho các bạn bài soạn Đất nước Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Câu 1

   Bố cục của bài thơ: Gồm 2 phần

Phần 1: Từ đầu.... làm nên Đất nước muôn đời

Nội dung: Những cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp của Đất nước từ những sự vật giản dị, gần gũi nhất của cuộc sống

Phần 2: Còn lại

Nội dung: Tư tưởng "Đất nước của nhân dân"

đất nước nguyễn khoa điềm

Xem thêm phân tích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2

   Ở phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận Đất nước trên các phương diện: 

- Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.

+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc.

+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí.

+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ - hiện tại – tương lai).

- Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử.

=>Cách cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, vừa sâu xa, lớn lao mà vẫn gần gũi với cuộc sống của con người. 

Câu 3

   Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được thể hiện ở phần sau của bài thơ:

   Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" được tác giả triển khai trên 3 bình diện: Không gian địa lí, lãnh thổ, thời gian lịch sử và phong tục tập quán, văn hóa lâu đời

- Không gian địa lí, lãnh thổ:

+ Một loạt những địa danh, danh lam thắng cảnh trên khắp đất nước được nêu ra: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm, Hạ Long.... là những tên địa lí đã hình thành nên đất nước

+ Những vị trí địa lí đó được hình thành với những câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, truyền thống hiếu học và truyền thống đánh giặc của dân tộc ta: "Những cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái, Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua...."

+ Khẳng định những địa danh đó đã có từ lâu, góp phần dựng xây nên chiều dài lịch sử của đất nước

- Thời gian lịch sử:

+ Nhà thơ khẳng định những lớp người, những thế hệ đi trước đã quên mình vì đất nước: "Năm tháng nào cũng người người lớp lớp"

+ Lịch sử đánh giặc bất khuất mà hào hùng: "Khi giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh" , bất kể ai trên đất nước Việt Nam đều tham gia đánh giặc, kiên cường mà anh dũng

+ Nhấn mạnh những người anh hùng không tên, không tuổi, góp mình cho đất nước.

- Phong tục tập quán, văn hóa lâu đời:

Nhân dân làm nên những nét đặc trưng của người Việt, của văn hóa Việt, là nét rất riêng không một nơi nào khác có được

Kết lại, nhà thơ khẳng định tư tưởng chủ đạo của toàn bài thơ, tư tưởng Đất nước của nhân dân một cách thuyết phục, chắc chắn.

=> Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tính cách và tâm hồn mình: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh

Câu 4

   Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:

- Sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:

+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,... ; có ca dao, dân ca, tục ngữ, có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa.

- Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, trừ trường hợp dân ca Bình- Trị - Thiên được lấy lại gần nguyên vẹn.

- Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.

Thông qua bài soạn Đất nước Nguyễn Khoa Điềm, hy vọng các bạn học sinh có thể nắm được nội dung của văn bản này để cảm nhận và phân tích được tác phẩm. Chúc các bạn học tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247