Vật lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

  • Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm I=I1=I2
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn

\(U = U_1 + U_2\)

  • Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

Hình 4.1

2.2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

2.2.1. Điên trở tương đương

Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước

2.2.2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp

Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng hai điện trở thành phần   

\(R_{td} = R_1 + R_2.\)

  • Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

                            \(\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{R_{1}}{R_{2}}.\)

Lưu ý:

Ampe kế,dây nối trong mạch thường có giá trị rất nhỏ so với điện trở của đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện,nên ta có thể bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối khi tính điện trở của mạch mắc nối tiếp

Bài 1.

Ba điện trở có các giá trị là 10Ω, 20Ω, 30Ω. Có thể mắc các điện trở này như thế nào vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A? Vẽ sơ đồ các cách mắc đó.

Hướng dẫn giải:

Điện trở của đoạn mạch là

R = \(\frac{U}{I}=\frac{12}{0,4}\)   = 30 Ω

Suy ra có hai cách mắc các điện trở đó vào mạch.

  • Cách 1: Trong mạch chỉ có điện trở 30Ω. (hình 4.2a)
  •  
  • Cách 2: Trong mạch mắc hai điện trở 10 Ω và 20 Ω nối tiếp nhau (hình 4.2b)


Bài 2.

Cho hai điện trở, R1=20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2=40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2

Hướng dẫn giải:

Khi R1, R2 mắc nối tiếp thì dòng điện chạy qua hai điện trở có cùng cường độ.

Do đó mạch này chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5 A.

Vậy hiệu điện thế tối đa là U = I.(R1+R2)= 1,5(20+40) = 90 V.

4. Luyện tập Bài 4 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Đoạn mạch nối tiếp cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp
  • Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Đoạn mạch nối tiếp

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 4.5 trang 10 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.6 trang 10 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.7 trang 10 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.8 trang 10 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.9 trang 10 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.10 trang 10 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.11 trang 11 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.12 trang 11 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.13 trang 11 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.14 trang 11 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.15 trang 12 SBT Vật lý 9

Bài tập 4.16 trang 12 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247