Nhắc lại về Lực ma sát :
Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên bề mặt.
Có hướng ngược với hướng của vận tốc.
Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như thẳng đều.
Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật.
Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 mặt tiếp xúc.
Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt.
Kí hiệu: \({\mu _t} = \frac{{{F_{mst}}}}{N}\)
Hệ số ma sát trượt \({\mu _t}\) phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
\({F_{mst}} = {\mu _t}.N\)
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.
Lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
Khi tác dụng vào vật một lực song song với mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì mặt tiếp xúc đã tác dụng vào vật một lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.
Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng, khi vật còn chưa chuyển động.
Ma sát nghỉ có một giá trị cực đại đúng bằng ngoại lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc khi vật bắt đầu trượt.
Khi vật trượt, lực ma sát trượt nhỏ hơn ma sát nghỉ cực đại.
Nhờ có ma sát nghỉ ta mới cầm nắm được các vật trên tay, đinh mới được giữ lại ở tường, sợi mới kết được thành vải.
Nhờ có ma sát nghỉ mà dây cua roa chuyển động, băng chuyền chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác.
Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động
Một thùng gỗ có khối lượng 50 kg, chuyển động đều trên sàn nhờ một lực đẩy nằm ngang có độ lớn 80 N. Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\) . Tìm hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và sàn nhà.
Do sàn nằng ngang nên: N=P= mg = 500 N.
Vì thùng gỗ chuyển động đều nên \({F_{mst}} = {\rm{ }}F{\rm{ }} = {\rm{ }}80{\rm{ }}N.\)
Hệ số ma sát trượt: \({\mu _t} = \frac{{{F_{mst}}}}{N} = \frac{{80}}{{500}} = 0,16\).
Một mẫu gỗ nhỏ được truyền vận tốc ban đầu là 10 m/s, để chuyển động thẳng trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa mẫu gỗ và mặt sàn là 0,10. Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}10m/{s^2}\). Hỏi mẫu gỗ đi được quãng đường dài bao nhiêu thì dừng lại?
Mẫu gỗ chuyển động trên mặt sàn dưới tác dụng của lực ma sát trượt: \({F_{mst}} = {\mu _t}.N = {\mu _t}.P = {\mu _t}.mg\)
Gia tốc của mẫu gỗ: \(a = - \frac{{{F_{mst}}}}{m} = - {\mu _t}.g = - 0,98\left( {m/{s^2}} \right)\)
Công thức liên hệ: \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 - {{10}^2}}}{{2.\left( { - 0,98} \right)}} = 51\,\left( m \right)\)
Qua bài giảng Lực ma sát này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt.
Viết được công thức của lực ma sát trượt.
Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải thích một số hiện tượng vật lí trong thực tế.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 5- Câu 13: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 4 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 93 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 13.1 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.2 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.3 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.4 trang 32 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.5 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.6 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.7 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.8 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.9 trang 33 SBT Vật lý 10
Bài tập 13.10 trang 33 SBT Vật lý 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Copyright © 2021 HOCTAP247