Em tham khảo nhé:
I.Vài nét về tiểu sử và con người
- Sinh năm 1917 – mất năm 1951.
- Tên khai sinh là Trần Hữu Tri.
- Quê quán: huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Xuất thân: trong một gia đình công giáo trung nông. Cha làm nghề thợ mộc kiêm thầy lang. Chỉ có Nam Cao được ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng do sức khỏe yếu, chưa học hết bậc thành trung, ông về quê lấy vợ năm 18 tuổi, Sau đó theo cậu vào Nam. Con đường của Nam Cao giống phần lớn các trí thức đương thời, đều được ăn học, hăm hở bước vào đời, vươn tới những ước mơ cao đẹp nhưng khi va đập thực tế thì vỡ mộng.
- Trước Cách mạng tháng Tám, rất chật vật trong công cuộc mưu sinh.
- Từ 1943, tham gia và tận tụy phụng sự cách mạng và kháng chiến cho đến lúc hi sinh.
+ 1943: tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc.
+ 1945: tham gia cướp chính quyền Cách mạng.
+ 1946: tham gia đoàn Nam tiến với tư cách phóng viên.
+ 1947: lên Việt Bắc, làm công tác tuyên truyền cách mạng.
+ 1951: trong chuyến công tác, Nam Cao hi sinh với tư cách một chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
Con người
- Bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm sôi sục, phong phú. Nên có hình ảnh so sánh Nam Cao như cái phích bên trong thì ấm nóng nhưng bên ngoài lạnh giá, bình thường.
- Là người trí thức, nhà văn “trung thực vô ngần” (Tô Hoài)
- Luôn suy tư và băn khoăn về cuộc sống, đồng loại, từ đó khái quát thành những triết lí.
- Là người có tấm lòng đôn hậu, gắn bó với quê hương, chan chứa tình yêu thương với những người dân nghèo khổ.
1. Sự nghiệp văn học
a.Quan điểm nghệ thuật
- Nghệ thuật phải “vị nhân sinh”.
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”
-Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm với trang viết của mình.
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào đã là bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
-Nghề văn phải là nghề sáng tạo
“Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
-Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả
“Một tác phẩm có giá trị phải ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn.”
- Sau cách mạng: Sống đã rồi hãy viế
b.Các đề tài chính
Trước Cách mạng tháng Tám 1945
* Người trí thức nghèo
- Giá trị hiện thực: tấn bi kịch tinh thần, họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có tài năng và khát khao nhưng bị cuộc sống “áo cơm ghì sát đất”, rơi vào tình cảnh sống mòn, sống thừa
- Giá trị nhân đạo:
+ Sự đồng cảm, chia sẻ, thương xót cho tấn bi kịch của người trí thức nghèo.
+ Lên án, tố cáo xã hội đương thời không đảm bảo quyền sống tối thiểu của con người.
+ Trân trọng, ngợi ca khát vọng cao đẹp, khát vọng muốn sống có ý nghĩa, có ích của những trí thức nghèo.
*Người nông dân nghèo
- Giá trị hiện thực: bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa cả nhân hình và nhân tính.
- Giá trị nhân đạo:
+ Xót thương, đồng cảm với tình cảnh của những người dân nghèo bị đẩy đến đường cùng.
+ Lên án, tố cáo xã hội đẩy người nông dân vào cảnh sống ấy.
+ Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo.
Sau Cách mạng tháng Tám
Là cây bút tiêu biểu của văn học kháng chiến, tiêu biểu với tập nhật kí “Ở rừng” và truyện ngắn “Đôi mắt”
2. Phong cách nghệ thuật
- Biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
- Kết cấu theo mạch tâm lí nhân vật.
- Giọng điệu linh hoạt.
Tóm tắt lý lịch Nam Cao
Nhà văn hiện thực phê phán Nam Cao sinh ngày 29-10-1917 tại Tỉnh Hà Nam, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Ninh Bình, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thần Nông, cầm tinh con (giáp) rắn (Đinh Tỵ 1917). Nam Cao xếp hạng nổi tiếng thứ 19765 trên thế giới và thứ 3 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.
Tiểu sử Nhà văn hiện thực phê phán Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, các bút danh khác của ông như Nam cao, Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt . Ông là một nhà văn hiện thực lớn và là một nhà báo kháng chiến. Ông được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất tại Việt Nam ở thế kỷ 20. Nửa đầu Thế Kỷ 20, Nhà văn Nam Cao là người có công trong việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết. Bút danh Nam Cao, được ghép hai chữ của tên tỉnh và huyện của quê của ông mà thành.
Năm 18 tuổi, Nam Cao đã bắt đầu sáng tác những truyện ngắn đầu tiên như "Cảnh cuối cùng", "Hai cái xác" . Các tác phẩm của ông được in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy. Một số tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được in trên báo Ích Hữu như: Nghèo, Những cánh hoa tàn, Đui mù, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Với bút sanh Xuân Du, Nguyệt, ông đã sáng tác truyện ngắn "Cái chết của con Mực", tác phẩm được in trên báo Hà Nội tân văn và đã được in thơ cùng trên báo này.
Năm 1941, với bút danh Nam Cao, ông đã cho ra mắt tập truyện đầu tay "Đôi lứa xứng đôi" với tên trong bản thảo là "Cái lò gạch cũ" đã được Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành. Sau này khi in lại,nhà văn Nam Cao đã đổi tên truyện là Chí Phèo. Tác phẩm "Chí Phèo" như một hiện tượng văn học thời bấy giờ.
Năm 1943, nhà văn Nam Cao cho ra mắt tác phẩm "Đời thừa". Tác phẩm này thuộc thể loại văn hiện thực phê phán, đã lột tả một cách chân thực về xã hội và cuộc sống con người lúc bấy giờ. Đây cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng và được đưa vào chương trình văn học.
Giải thưởng và vinh danh:
Truyện ngắn:
Tiểu thuyết:
Nam Cao thời trẻ
Thở bé, ông theo học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học thì học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong tại tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, ông chưa thi bằng Thành Chung vì lí do sức khỏe yếu nên về quê dưỡng bệnh.
Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết truyện. Ban đầu, ông viết truyện chỉ là để kiếm tiền mưu sinh.
Tháng 4/1943, nhà văn Nam Cao là một trong những thành viên đầu tiên gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Nhưng sau đó, ông phải lánh về quê vì quân địch truy lùng gắt gao.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nam Cao cùng tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên.
Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm thư ký cho tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc.
Tháng 05/1951, Nam Cao cùng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ tại Liên khu 3. Sau đó hai ông cùng về công tác tại Liên khu 4.
P/S: Tham khảo nha bạn!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247