Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên em...

Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao? (viết thành 1 đoạn văn ngắn) Gợi ý : - K1 : Gợi nhắc nét đẹp văn hóa cổ truyền của

Câu hỏi :

Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao? (viết thành 1 đoạn văn ngắn) Gợi ý : - K1 : Gợi nhắc nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc : thú chơi câu đối ngày Tết - K2 : Tác giả tôn vinh nghệ thuật viết chữ của ông đồ - K3,4 : Hình ảnh ông đồ đáng thương, tội nghiệp khi bị mọi người lãng quên - K5 : Đồng cảm với tác giả nhớ về lớp nhà Nho cuối mùa và nuối tiếc nét đẹp văn hóa dân tộc đã bị mai một

Lời giải 1 :

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247