1.đọc kĩ bài văn hay đoạn thơ
2.Nắm bắt kiến thức đã học
3.Vận dụng vào đó để phân tích
Đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ trữ tình nói riêng, trước hết chúng ta tiếp xúc với những hình thức nghệ thuật cụ thể của ngôn từ nghệ thuật. Đó là những dấu câu và ngắt nhịp, là vần điệu, âm hưởng và nhạc tính, là từ, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu đoạn văn bản.
Phân tích tác phẩm văn học không thoát ly văn bản có nghĩa là trước hết phải bám sát các hình thức biểu hiện lê của ngôn từ nghệ thuật, chỉ ra vai trò và ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện nội dung. Vậy khi chúng ta phân tích thơ trữ tình phải dựa trên thi pháp, dựa vào những dấu hiệu nghệ thuật đặc trưng như:
1. Nhịp thơ:
Nhịp điệu có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với thơ trữ tình. Nó giúp nhà thơ nâng cao khả năng biểu cảm, cảm xúc. Phân tích thơ trữ tình không thể không chủ ý đến phân tích nhịp thơ. Để xác định nhịp điệu của từng bài thơ ngoài việc đọc từng câu thơ cho ngân vang âm điệu và làm bừng sáng hình ảnh thơ, việc nắm được đặc điểm của nhịp điệu câu thơ trong mỗi thể thơ cũng là điều cần thiết. Thường thường nhịp điệu câu thơ lục bát uyển chuyển, mềm mại, thanh thoát, nhịp điệu thơ thất bát cú hài hoà, chặt chẽ, nhịp của thơ tự do, thơ hiện đại rất phóng khoáng, phong phú.
Trong thơ trữ tình, cùng với dấu câu, cách ngắt nhịp cần được xem là một từ đa nghĩa, một từ đặc biệt trong vốn ngôn ngữ chung của nhân loại. Chúng ta đều biết rằng những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặng lắm khi lại nói được rất nhiều: Khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã., lúc xúc động dâng trào... Những cung bậc tình cảm ấy nhiều khi không được mô tả bằng chữ nghĩa. Sự ngắt nhịplà một trong những phương tiện hữu hiệu để thể hiện “ sự im lặng không lời” tạo nên “ý tại ngôn ngoại” , tính hàm nghĩa tạo ra điều không thể nói.
Ví dụ 1: “ Sóng” – Xuân Quỳnh.
Thể thơ 5 chữ các dòng thơ hầu như không ngắt nhịp, như những con sóng gối nhau liên tiếp. Tạo âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, khi sôi nổi trào dâng, khi sâu lắng, khi miên man trăn trở. Đó là nhịp điêu sóng biển và cũng là “Sóng lòng”.
Ví dụ 2:
“Ôi Kim Lang! hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
( Trao duyên – Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Câu 6 ngắt nhịp 3-3 đọc lên như nấc nghẹn ngào. Câu 8 nhịp thơ dài như một tiếng than.
Ví dụ 3:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
( “Tây tiến” – Quang Dũng – Ngữ văn 12 tập 1)
Câu thơ ngắt nhịp giữa dòng như bẻ đôitạo thành hai vế đối diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng. Nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm. Tất cả như thử thách trí can trường của của người lính Tây tiến.
2. Vần thơ.
Tiếng Việt rất giàu tính nhạc. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của Tiếng Việt nói chung và ngôn ngữ văn học nói riêng. Vì vậy khi phân tích thơ trữ tình giáo viên cần chú ý phân tích vần thơ, cách gieo vần.
Mặt khác, tạo nên nhạc tính của thơ thực ra không chỉ có vần và hệ thống âm điệu mà ngay cả các âm trong mỗi tiếng cũng có những giá trị biểu đạt nhất định. Theo Đinh Trọng Lạc âm “a” gợi sự vui tươi bao la “ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ( Phạm tiến Duật), âm “r” gợi sự hãi hùng run sợ “ Những luồng run rẩy rung rinh lá” ( Xuân Diệu), âm “u”. “âu” gợi sự u sầu bâng khuâng “ Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy – Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu – Ngàn dâu xanh ngắt một màu – Lòng càng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ minh hoạ cho tính nhạc của ngôn ngữ Việt trong thơ. Khi ta phân tích tác phẩm văn học( Nhất là thơ) giáo viên cần hết sức chú trọng yếu tố này. Khi thấy âm hưởng, nhạc điệu của thơ không bình thường, có sự chuyển đổi thì hãy tập trung phân tích chỉ ra giá trị, vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
Ví dụ :
(“Tây tiến” – Quang Dũng – Ngữ văn 12 tập 1).
Khi nói về những chựng đường hành quân đầy vất vả và gian truân của người lính Tây tiến, nhà thơ Quang Dũng sử dụng những câu thơ nhiều vần trắc, đọc lên nghe vất vả nhọc nhằn:
“Dốc núi khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời... “
Ví dụ 2:
Nhà thơ Xuân Diệu khi viết “Tương tư chiều” đã dùng hai câu thơ toàn thanh bằng kết hợp sử dụng âm “ƯƠ”, “ ƠI” gợi trạng thái lâng lâng trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”
3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ.
Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của tác phẩm văn học không thể có cách nào khác là nhờ vào hệ thông từ ngữ ấy. Các phương tiện như dấu câu, nhịp điệu, ngữ âm đã nêu ở trên chỉ có ý nghĩa khi nằm trong một văn bản mà từ ngữ là nền tảng. Nhà văn muốn miêu tả, tái hiện hiên thực phải thông qua từ ngữ. Muốn đánh giá được nhà văn viết về những điều đó như thế nào lại cũng phỉa thông qua chữ nghĩa trong văn bản ‘Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” chính là như vậy. Do tầm quan trọng ấy mà người ta coi lao động của nhà văn la thứ lao động chữ nghĩa, đặc biệt là trong tác phẩm thơ trữ tình. Vì thế giáo viên khi dạyk phải chú ý một số điểm sau:
* Phân tích tác phẩm thơ trữ tình không thể thoát ly và bỏ qua yếu tố từ ngữ. Muốn phân tích tốt từ ngữ trước hết phải nắm vững nghĩa của từ ( Nghĩa đen và nghĩa bóng)
* Hệ thống từ ngữ hình ảnh, cảm giác trong Tiếng Việt rất phong phú, đa dạng. Khi phân tích cần chú ý đến từ đa nghĩa, từ láy, các từ đặc biệt chứa nội dung ý nghĩa của câu thơ.
Trở lại với ví dụ trong bài “Tây tiến” – Quang Dũng, ta thấy” : các từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” là những từ láy tượng hình giúp người đọc hình dung sự gấp khúc của dốc núi, độ sâu của vực là sự hoang dã của vùng núi Tây Bắc. Từ đó người đọc thấu hiểu được nỗi vất vả và cục nhọc trên đường hành quân ma những người Tây tiên phải vượt qua.
Ngôn từ Văn học là loại ngôn từ đã được chắt lọc từ ngôn ngữ đời thường, được nâng cấp, sửa sang, làm cho nó càng óng ả, giàu đẹp hơn. Các biện pháp tu từ chính là những phương tiện quan trọng để thể thực hiện nhiệm vụ trang điểm cho ngôn tữ văn học. Có rất nhiều biện pháp tu tứ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh, điệp ngữ, điệp cú pháp, đảo ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh.... Tất cả những biện pháp đó nhằm mục đích giúp người nói, người viết có những cách diễn đạt hay hơn, đẹp hơn, phonh phú hơn, và do vậy hiệu quả cao hơn. Phân tích các biện pháp tu từ giáo viên cần chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói ấy, vai trò và tác dụng của chúng trong việc miêu tả, biểu đặt chữ không phải đơn thuần chỉ gọi tên liệt kê các biện pháp mà nhà văn đã dùng.
Cách biện pháp tu từ như: ấn dụ, so sánh, hoán dụ, nhân hoá, nói quá ... là những biện pháp tu từ quen thuộc đối với giáo viên và học sinh. Các em dễ nhận biết được trong tác phẩm thơ. Tôi chỉ lấy ví dụ một số biện pháp tu từ mà ta hay vô tình bỏ qua nhưng nó lại rất có ý nghĩa:
ví dụ: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
( “ Thương vợ” – Tú xương – Ngữ Văn 11 – Tập 1)
Biện pháp đảo ngữ “lặn lội thân cò”
Trong ca dao “ Con co lặn lội bờ sông
Gánh gạo theo chồng tiếng khóc nỉ non”
Trong thơ Tú Xương: từ “con cò” thay bằng “thân cò”
Tú Xương đã kế thừa và sáng tạo cách nói dân gian làm cho ý thơ càng như xoáy sâu sự vất vả, đơn chiếc đến tội nghiệp của bà Tú.
4. không gian và thời gian trong thơ trữ tình.
Không gian trong thơ trữ tình là nơi tác giả - cái tôi trữ tình hoặc nhân vật trữ tình xuất hiện để thổ lộ tấm lòng của mình. Không gian thường gắn với địa điểm chỉ nơi chốn: cây đa, bến đò, mái đình, giếng nước. Núi cao, biển sâu, trời rộng, sông dài... khi đọc tác phẩm văn học, chúng ta cần chú ý xem nhà văn miêu tả không gian ở đây có gì đặc biệt, không gian ấy có ý nghĩa gì và nói được nội dung gì sâu sắc qua không gian đó.
Ví dụ: “ Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
(“ Trang Giang” – Huy Cận – Ngữ văn 11 tập II)
Nghệ thuật đối: Nắng xuống – trời lên
Sông dài – trời rộng
Mở ra một không gian đa chiều: cao, sâu – dài, rộng, tại nên cái mênh mông, bao la của cảnh “ Trời rộng sông dài”, khiến cho bến sông vốn đã vắng vẻ lại càng trở nên nhơ bé cô liêu hơn trong cái không gian mênh mông ấy. Với tư cách là một “đạo diễn”, một người hướng dẫn, trong quá trình học tiết giảng thơ văn, giáo viên có thể vận dụng kết hợp nhiều phương pháp giải quyết vấn đề: phương pháp đóng vai, phương pháp so sánh, phương pháp giảng bình, phương pháp đàm thoại gợi mở... Không những tạo ra hiệu quả trong việc hình thành tri thức mà còn tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp các em dễ dàng thâm nhập vào tác phẩm. Và tiết giảng thơ văn của giáo viên nên tiến hành theo những bước sau:
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tác phẩm theo đúng nhịp thơ, thể thơ.
2. GV cho học sinh tìm hiểu khái quát tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, kết cấu, cảm hứng chủ đạo.
3. Đọc hiểu văn bản: phân tích văn bản theo 1 trong 2 cách: cắt ngang hoặc bổ dọc.
Tìm hiểu một số hình thúc nghệ thuật như: nhịp điệu, vần, từ ngữ, các biện pháp tu từ, không gian, thời gian nghệ thuật. Phân tích biểu hiện của các hình thức nghệ thuật trên.
4. GV hướng dẫn học sinh đánh giá tác phẩm về hai mặt: nội dung và hình thức.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247