Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Viết 1 bài/đoạn văn phân tích Vẻ đẹp nhân cách,...

Viết 1 bài/đoạn văn phân tích Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài Nhàn(lưu ý: dài 1 xíu, ko chép mạng) - câu hỏi 3343970

Câu hỏi :

Viết 1 bài/đoạn văn phân tích Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài Nhàn(lưu ý: dài 1 xíu, ko chép mạng)

Lời giải 1 :

 Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ là một nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng trong suốt thế kỉ XVI đối với các tập đoàn phong kiến mà ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc với những vần thơ mang cảm hứng thế sự và những triết lí về nhân sinh, xã hội. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm giúp ta hiểu rõ hơn về ông - một nhân cách chính trực thanh cao, coi thường danh lợi nhưng vẫn nặng lòng với thời cuộc với đất nước.

    Nhàn là quan điểm chính của bài thơ, nhàn có nghĩa là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất -xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI.
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

“  Một mai một quốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

 Với cách sử dụng số đếm và” một”  rất linh hoạt kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê như mai, cuốc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Tác giả đã liệt kê ra hàng loạt những đồ dùng cùng biện pháp điệp từ "một" đã làm ta thấy rõ ràng hơn những sự đơn giản của tác giả khi ở quê, công việc luôn gắn liền với các đồ dùng quen thuộc. Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta  thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan của tác giả.

“ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao ”

    Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ 'Ta dại- Người khôn". Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi. Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị. Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. 

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

 Không chỉ giản dị trong các dụng cụ mà ngay cả món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,..... Cuộc sống sinh hoạt của ông cũng rất giản dị, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường. Phép đối kết hợp liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng. Lối sống của tác giả hiện lên là một lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên.

 “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

  Trong hai câu cuối tác giả đã sử dụng điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống,/ Phú quý tựa chiêm bao. Nhìn xem là biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi. Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.
Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao.

  Để thể hiện được quan điểm của mình tác giả đã sử dụng nhịp thơ chậm, thong thả, giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt đẫ thể hiện được rõ quan điểm "nhàn" .  

       Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị. Nhàn không chỉ là tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống .


P/S: Bài văn đã được làm qua, không sao chép mạng!



#NhiMato

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại hơn 700 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm. Các bài thơ được tập hợp trong Bạch vân am thi tập và 170 bài thơ chữ Nôm trong Bạch vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho lối sống, một cách xử thế của Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay trong thời đại có nhiều biến động dữ dội nhất của lịch sử.Trong lịch sử, Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều, cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Dưới thời phong kiến của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân Nho gia không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận nhưng được phong tới tước Trình Quốc Công ngay từ lúc còn sống. Lúc từ quan, ông về ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học, sống gần gũi với thiên nhiên Bởi thế, thiên nhiên trong thơ ông mang một vẻ đẹp vừa hồn hậu, vừa triết lý cao sâu.Tuy không sa đà vào học thuyết của Lão Tử, song Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện một lối sống “vô vi”: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Cái “vô vi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa hẳn là phủ nhận mọi sự tồn tại của đời sống lý trí nhưng cũng tiệm cận đến sự thoát ly đời sống vật chất tiện nghi, đạt đến sự khiết tịnh của nhân tâm, một sự khiết tịnh thường thấy của các bậc nho gia. Xuất thân là bậc trí học thượng thừa, uy danh cũng đứng đầu thiên hạ, vị thế ấy có thể có được một cuộc sống tột bậc cao sang. Thế nhưng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sớm từ bỏ con đường quan trường, tìm kiếm một cuộc sống thanh tịnh, tu tâm dưỡng đạo, sống cuộc đời thanh bần, an lạc trong đạo triết của mình, tạo phúc cho thiên hạ. Một phần là bởi thời cuộc quá nhiễu nhương, chính pháp bị xem thường, phần chính là bởi ông yêu mến tự cảnh, muốn giữ gìn và phát huy minh triết của Nho gia.Trên cái nền mang tính triết luận, Nguyễn Bỉnh Khiêm tự thán về bản thân, có vẻ như rất nghịch lý. Người “dại” thường tìm nơi vẳng vẻ. Người “khôn” thường thích đến chốn lao xao. Đây là cách nói ngược vô cùng hóm hỉnh nhưng sâu cay.Nhìn vào cuộc đời, suy tư của Nguyễn Bỉnh Khiêm không khỏi khiến chúng ta giật mình. Người “dại” ấy thực chất là người “khôn”. Danh lợi, quyền lực, địa vị vốn là những ma lực không ngừng quyến rũ, lôi kéo con người đến tội lỗi. Nó làm khởi phát lòng tham, khiến con người đánh mất thiện tính, tranh đoạt không biết mệt mỏi. Người “dại” biết quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà nhập với thiên nhiên, tránh được những hiểm nguy ở đời quả thực là “khôn”. Còn người “khôn” tìm đến chốn lao xao, để cho ngọn lửa tham tàn thiêu đốt nhân tính, tự trói buộc mình vào ma lực của đồng tiền, cuồng quay điên đảo thì ấy là khôn dạiCái khôn của con người không phải tính bằng việc hơn thua bao nhiêu tuổi mà nó nhìn xoáy vào chiều sâu cảm nhận của mỗi người, cách nhìn sự việc và xử sự nơi cuộc sống. Đừng để tâm hồn ta lụi tàn ngay từ khi còn sống. Chính lòng tham khiến ta không còn nhận biết hay có thể thưởng thức cái đẹp chân chính ở đời. Quan niêm sống thanh cao, thoát tục khẳng định vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là vẻ đẹp của  trí tuệ phi thường, vượt lên trên mọi cám dỗ và ràng buộc

Công danh, phú quý, cái mà mọi người đang tranh giành nhau, đối với ông chỉ như một giấc mơ chẳng có ý nghĩa gì. Cái tồn tại mãi mãi vĩnh viễn là thiên nhiên và nhân cách con người

Câu thơ thể hiện quan điểm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống “nhàn” là sống hòa hợp với tự nhiên, sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã, xa lánh quyền quý, danh lợi để giữ cốt cách thanh cao. Để có thể sống “nhàn”, con người phải chiến thắng cái tham vọng của bản thân, trả mình về với thực thể tự nhiên trong sạch và cao quý, không ngừng thanh lọc tâm hồn vươn tới chân, thiện, mĩ. Điều này cho thấy ông là một người có trí tuệ uyên thâm, nhân cách cao cả, bản lĩnh phi thường hiếm có.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247