Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 GDCD Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 12 (có đáp án): Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (phần 3) !!

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 12 (có đáp án): Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (phần 3)...

Câu 1 : Cha bạn N bị bệnh, ông B khuyên cha N dùng sừng tê giác mài ra pha với nước uống sẽ khỏi. N đang rất băn khoăn không biết phải giúp cha mình bằng cách nào. Nếu là N, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để khuyên cha mình?

A. Không dùng vì không có cơ sở khoa học và tê giác là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

B. Không dùng và phê phán ông B trên mạng xã hội về sự mê tín của ông.

C. Nên dùng vì bảo vệ sức khỏe bản thân là quan trọng nhất dù có đắt thậm chí bị bắt vì mua sừng tê giác.

D. Nên dùng vì có bệnh phải vái tứ phương, ai mách đâu chữa đó.

Câu 5 : Rừng khai thác xong thì mọc trở lại nên được xem là:

A. tài nguyên không thể phục hồi.

B. tài nguyên vô tận.

C. tài nguyên sinh vật.

D. tài nguyên có thể hao kiệt.

Câu 6 : Tài nguyên không thể hao kiệt là loại tài nguyên:

A. khả năng khai thác và sử dụng của con người không thể làm cho chúng cạn kiệt và suy giảm được.

B. nếu không biết sử dụng đúng thì chất lượng càng giảm và có hại cho con người.

C. không có nguy cơ cạn kiệt vì khả năng tái sinh quá nhanh.

D. nếu được khai thác, sử dụng hợp lý thì không những không bị hao hụt mà còn giàu thêm.

Câu 8 : Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?

A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.

B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường.

C. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường.

D. Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.

Câu 9 : Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển, giải pháp có tính thiết thực hơn cả là

A. có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí.

B. thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước.

C. tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

D. khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10 : Nhà máy X không áp dụng công nghệ xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách

A. khoa học và công nghệ.

B. tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. bảo vệ và phát triển tài nguyên.

D. bảo tồn thiên nhiên.

Câu 11 : Một đoàn học sinh đi tham quan, cắm trại tại rừng khu sinh thái nghỉ dưỡng. Sau khi cắm trại xong, các bạn tự giác thu dọn các rác thải, phế liệu của đoàn. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức

A. giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.

B. sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

C. ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

D. chống ô nhiễm đất, nước, không khí.

Câu 13 : Cha bạn N bị bệnh, ông B khuyên cha N dùng sừng tê giác mài ra pha với nước uống sẽ khỏi. N đang rất băn khoăn không biết phải giúp bố bằng cách nào. Nếu là N, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để khuyên cha mình?

A. Không dùng vì không có cơ sở khoa học và tê giác là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.

B. Không dùng và phê phán ông B trên mạng xã hội về sự mê tín của ông.

C. Nên dùng vì bảo vệ sức khỏe bản thân là quan trọng nhất, dù có đắt thậm chí bị bắt vì mua sừng tê giác.

D. Nên dùng vì có bệnh thì phải chữa bệnh cho bằng khỏi, ai mách đâu chữa đó.

Câu 14 : Pháp luật về bảo vệ môi trường không cấm hành vi nào sau đây?

A. Dùng mìn để khai thác hải sản.

B. Chặt bỏ cây gây cản trở giao thông.

C. Vô ý làm cháy rừng.

D. Nhập khẩu động vật từ vùng cảnh báo dịch bệnh.

Câu 15 : Trên đường đi học về thấy một người đổ chất bẩn xuống hồ nước gần nhà, em sẽ 

A. phê phán, ngăn chặn.

B. lên án gay gắt.

C. mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. đồng tình, ủng hộ.

Câu 16 : Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu. Hơn nữa chúng đã giẫm chết và làm bị thương nhiều người. Theo em cần phải xử lý như thế nào trong các cách sau đây?

A. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đó là việc của các cơ quan chức năng.

B. Tìm cách giết chết ngay đàn voi, không để chúng gây hại tiếp vì chúng rất nguy hiểm.

C. Cứu hộ và sơ tán nhân dân đến vùng an toàn hơn, khuyến cáo nhân dân sống xa rừng núi.

D. Báo cho cơ quan chức năng giải quyết và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ chỗ ở của đàn voi.

Câu 17 : Vào chiều thứ 6 hàng tuần, thầy và trò trường X lại cùng nhau quét dọn, vệ sinh trường lớp, cải tạo chăm bón vườn hoa cây cảnh. Trường X đã thực hiện tốt hoạt động nào sau đây?

A. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Nâng cao ý thức vệ sinh trường lớp.

D. Khắc phục ô nhiễm môi trường.

Câu 18 : Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương được xây dựng từ đầu năm 1994. Có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…). Sự ra đời của trung tâm đã thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?

A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

B. Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

C. Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực về bảo vệ môi trường.

D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247