Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Trần Bình Trọng

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Trần Bình Trọng

Câu 1 : Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm..............

A. kém chất lượng.

B. trong một thời gian nhất định.

C. có giá trị cao trong một thời gian nhất định.

D. có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian.

Câu 2 : Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là gì?

A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

B. Làm việc năng suất.

C. Làm việc khoa học.

D. Làm việc chất lượng.

Câu 3 : Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần phải............

A. chép bài của bạn để đạt điểm cao.

B. chép sách giải khi gặp bài khó.

C. nhờ anh chị làm hộ bài tập.

D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập.

Câu 4 : Biểu hiện của việc làm việc không năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?

A. Làm việc riêng trong giờ.

B. Vừa xem ti vi vừa ăn cơm.

C. Vừa học vừa xem ti vi.

D. Cả A,B,C.

Câu 6 : Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra.

B. Góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.

D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập.

Câu 7 :  Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm.

B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả.

C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động.

D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận.

Câu 8 : Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần phải..........

A. học ít, chơi nhiều.

B. thức khuya để học bài.

C. chép bài của bạn.

D. có kế hoạch học tập hợp lí.

Câu 9 : Tạo ra được nhiêu sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của?

A. tự chủ trong công việc.

B. hợp tác cùng phát triển.

C. năng động, sáng tạo tron công việc

D. làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Câu 10 : Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng

B. Hợp nhau về gu thời trang.

C. Tình yêu chân chính

D. Có việc làm ổn định.

Câu 11 : Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

A. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận.

B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.

C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 12 : Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn?

A. Không thể gặp lại người thân.

B. Làm giảm chất lượng dân số.

C. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và con.

D. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ.

Câu 13 : Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?

A. xây dựng gia đình hạnh phúc

B. củng cố tình yêu lứa đôi

C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình

D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước

Câu 14 : Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?

A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp.

C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo.

D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài.

Câu 15 : Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?

A. Kết hôn khi nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

B. Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con.

C. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc.

D. Kết hôn do nam nữ tự nguyện, trên cơ sở tình yêu chân chính.

Câu 16 : Dựa vào kiến thức bài quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.

B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà

C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.

Câu 17 : Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng................

A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.

B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.

C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.

D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 18 : Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là?

A. học nghề

B. việc làm

C. cải tạo

D. hướng nghiệp.

Câu 19 : Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động?

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 20 : Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Câu 21 : Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá.............

A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần

B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần.

C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần

D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

Câu 22 : Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?

A. Lao động làm ta khuây khoả, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.

B.  Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.

C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.

D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.

Câu 23 : Ý nào dưới đây không phải quyền của người lao động?

A. Hưởng lương phù hợp với trình độ.

B. Tự do làm những việc mình thích.

C. Làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động.

D. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 24 : Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới.....................

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 25 : Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm?

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 26 : “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm?

A. pháp luật dân sự

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật hình sự

D. kỉ luật.

Câu 28 : Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm?

A. quan hệ sở hữu tài sản.

B. quyền sở hữu công nghiệp.

C. các quy tắc quản lí của Nhà nước.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 29 : Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ?

A. hôn nhân và gia đình

B. nhân thân phi tài sản.

C. chuyển dịch tài sản

D. lao động, công vụ nhà nước.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247