Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Câu 1 : Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia: 

A. Lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân 

B. Quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

C. Hoạt động nhà nước, quản lý xã hội của công dân

D. Tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân

Câu 2 : Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là: 

A. Quyền chính trị quan trọng nhất của công dân

B. Quyền chính trị duy nhất của công dân

C. Quyền của những cán bộ

D. Nghĩa vụ bắt buộc đối với mội công dân

Câu 3 : Thông qua việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân sẽ được thực hiện: 

A. Quyền làm chủ của mình đối với nhà nước và xã hội 

B. Mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với đất nước

C. Quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội

D. Vai trò to lớn của mình đối với đất nước

Câu 4 : Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là

A. Khát vọng cao đẹp của mọi công dân

B. Nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi công dân

C. Trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội

D. Mong muốn của công dân đối với nhà nước và xã hội

Câu 5 : Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách: 

A. Quan sát và góp ý

B. Đặc biệt và thông thường

C. Bàn bạc và trao đổi

D. Trực tiếp hoặc gián tiếp

Câu 6 : "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.

B. Hình thức dân chủ gián tiếp.

C. Hình thức dân chủ tập trung.

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 7 : Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 8 : Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 9 : Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 10 : Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất.

B. 2 con đường.

C. 3 con đường

D. 4 con đường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247