Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Địa lý Đề thi HK2 môn Địa Lý 9 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh

Đề thi HK2 môn Địa Lý 9 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh

Câu 1 : Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Tày, Nùng, Thái.

B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.

C. Khơ me, Chăm, Hoa.

D. Giáy, Dao, Mông.

Câu 2 : Cho bảng số liệu:CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)

A. Nông, lâm, ngư nghiệp

B. Dich vụ

C. Công nghiệp xây dựng

D. Khai thác dầu khí

Câu 3 : Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.

B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.

D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 5 : Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:

A. Thủy lợi

B. Phân bón

C. Bảo vệ rừng đầu nguồn

D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 6 : Theo bảng số liệu cơ câu kinh tế ở câu 2. Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:

A. Nông – lâm – ngư nghiệp.

B. Công nghiệp, xây dựng.

C. Dịch vụ.

D. Không có ngành nào.

Câu 7 : Đâu không là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển?

A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.

B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.

C. Phòng chống ô nhiễm biển.

D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Câu 8 : Khoáng sản nào vô tận ở biển nước ta ?

A. Dầu khí

B. Titan

C. Muối

D. Cát thủy tinh

Câu 9 : Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là khoáng sản nào?

A. Dầu, khí

B. Dầu, titan

C. Khí, cát thủy tinh

D. Cát thủy tinh, muối

Câu 12 : Ở nước ta nghề làm muối phát triển mạnh nhất là vùng ven biển thuộc:

A. Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Nam Trung Bộ

Câu 13 : Tỉnh thành nào không phải là cảng biển?

A. Đà Nẵng

B. Cần Thơ

C. Vũng Tàu

D. Quy Nhơn

Câu 14 : Ô nhiễm môi trường biển không gây nên hậu quả:

A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.

C. tác động đến đời sống của ngư dân.

D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

Câu 15 : Từ Bắc vào Nam, sắp xếp các đảo theo thứ tự là:

A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.

B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.

C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.

D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy.

Câu 16 : Sau dầu khí thì loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là:

A. Cát thuỷ tinh

B. Muối

C. Pha lê

D. San hô

Câu 17 : Vùng biển nước ta được cấu thành từ mấy bộ phận?

A. 2 bộ phận

B. 3 bộ phận

C. 4 bộ phận

D. 5 bộ phận

Câu 18 : Đảo nào là đảo lớn nhất Việt Nam ?

A. Phú Quý

B. Phú Quốc

C. Cát Bà

D. Côn Đảo

Câu 19 : Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta lần lượt là:

A. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2

B. 3 260km và khoảng 1 triệu km2

C. 3 460km và khoảng 2 triệu km2

D. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2

Câu 20 : Hệ thống các đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau.

B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng.

C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu.

D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Câu 21 : Tính từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là:

A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.

B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.

C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.

D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.

Câu 22 : Hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay có thể là:

A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.

B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.

C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.

Câu 23 : Du lịch biển nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động:

A. thể thao trên biển.

B. tắm biển.

C. lặn biển.

D. khám phá các đảo.

Câu 24 : Bờ biển nước ta khoảng 3260 km kéo dài từ:

A. Móng Cái đến Vũng Tàu.

B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.

C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.

D. Móng Cái đến Hà Tiên.

Câu 25 : So với các vùng khác trong nước, đặc điểm không phải của Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Năng suất lúa cao nhất cả nước.

B. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất.

C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.

D. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.

Câu 26 : Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là:

A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.

C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.

D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu 27 : Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:

A. Sản xuất vât liệu xây dựng

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp cơ khí.

D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 28 : Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng.

B. Gạo, hàng may mặc, nông sản.

C. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

D. Gạo, hàng tiêu dung, hàng thủ công.

Câu 29 : Trung tâm kinh tế nào lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long ?

A. Thành phố Cần Thơ.

B. Thành phố Cà Mau.

C. Thành phố Mĩ Tho.

D.  Thành phố Cao Lãnh.

Câu 30 : Ngoài việc là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh:

A. Nghề rừng.

B. Giao thông.

C. Du lịch.

D. Thuỷ hải sản.

Câu 31 : Đồng bằng Sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa số 1 của cả nước vì:

A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác.

B. Hơn 50% sản lượng.

C. Hơn 50% diện tích và sản lượng.

D. Điều kiện tốt để canh tác.

Câu 32 : Ngành công nghiệp nào có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long ?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Dệt may.

C. Chế biến lương thực thực phẩm.

D. Cơ khí.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247