Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn

Đề thi HK2 môn GDCD 9 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn

Câu 1 : Trong cuộc họp tổ dân phố, chị L yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị L thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

B. Quyền tố cáo của công dân.

C. Quyền khiếu nại của công dân.

D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội.

Câu 2 : Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phát huy tính tự do của công dân.

B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.

C. Phát huy quyền bình đẳng của công dân.

D. Phát huy tính tự giác và sáng tạo của công dân.

Câu 3 : Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là biểu hiện hình thức dân chủ nào sau đây?

A. Dân chủ công khai.

B. Dân chủ đa số.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 4 : Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn A tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?

A. Quyền dân biết về các công việc chung.

B. Quyền dân bàn về các công việc chung.

C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.

D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.

Câu 6 : Nội dung nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.

B. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

C. Tham gia biểu tình ủng hộ khủng bố.

D. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.

Câu 7 : Hãy lựa chọn đáp án không đúng dưới đây nói về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của học sinh hiện nay?

A. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, thể chất.

B. Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh.

C. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động người khác tham gia.

D. Gia đình dùng tiền, mối quan hệ để không tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 8 : Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ thế nào trong cách phương án sau?

A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.

B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.

C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.

D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.

Câu 9 : Những hành vi nào sau đây, hành vi nào không bị pháp luật xử lí nghiêm vì làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

C. Xây dựng công nghiệp quốc phòng an ninh cho toàn dân.

D. Cấu kết nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền quốc gia.

Câu 10 : Hãy lựa chọn những hành vi sau thể hiện vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?

A. Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ.

B. Khuyên bạn bè tham gia thực hiện các phong trào địa phương

C. Tổ chức, vận động với bạn bè tham gia thực hiện tập quân sự.

D. Báo cáo với giáo viên những hành vi kỉ luật sai trái của bạn khác.

Câu 11 :  Những việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc?

A. Trốn tập quân sự trong trường học.

B. Không tham gia sinh hoạt Đoàn- Đội.

C. Tham gia đội An ninh xung kích của trường.

D. Rủ rê bạn bè nói xấu chính quyền địa phương.

Câu 12 : Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?

A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ

B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện phẩm chất này

C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ

D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm

Câu 13 : Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người................

A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau

B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc

C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình

D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật

Câu 14 : T sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều.Chính vì vậy mà T không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình.Việc làm của bạn T cho thấy cậu ta là người như thế nào?

A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ

B. Người sống thiếu tình cảm gia đình

C. Không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con

D. Con người có cá tính, thích độc lập

Câu 15 : Theo em, việc làm nào dưới đây vừa là việc làm có đạo đức và tuân thủ pháp luật?

A. Chăm ngoan, học giỏi, không sa ngã vào tệ nạn xã hội

B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa

C. Giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó học tập

D. Tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy học đường

Câu 16 : Chị H đã có gia đình nhưng chồng đi công tác xa. Ở nhà chị có quan hệ lén lút với người đàn ông khác.Em nhận thấy chị H trong câu chuyện trên là người như thế nào ?

A. Sống vi phạm pháp luật và thuần phong mĩ tục của xã hội

B. Không có đạo đức và không tuân theo pháp luật

C. Sống vô trách nhiệm với chồng và gia đình hai bên

D. Là người ích kỉ chỉ biết đến lợi ích của mình.

Câu 17 : Độ tuổi lao động được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật nước ta lần lượt đối với nam và nữ là?

A. Nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi.

B. Nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.

C. Nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi.

D. Nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.

Câu 18 : Xác định hành vi vi phạm luật lao động của người sử dụng lao động trong các trường hợp sau đây.

A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp

B. Nghỉ việc dài ngày không có lí do

C. Tự ý bỏ việc không báo trước

D. Làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm.

Câu 19 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A.  Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Cha mẹ có quyền quyết định hôn nhân của con.

C. Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính.

D. Trong gia đình người chồng là người quyết định tất cả mọi việc.

Câu 20 : Hôn nhân hợp pháp là?

A. Nam từ 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên, tự nguyện chung sống lâu dài

B. Đủ tuổi pháp luật qui định, người khác giới, có họ ngoài 3 đời

C. Đủ tuổi pháp luật qui định, độc thân, tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn

D. Những người độc thân, tự nguyện, bình đẳng có đăng ký kết hôn

Câu 21 : Những hành vi nào sau đây trái với quy định của nhà nước về hôn nhân?

A. Kết hôn khi đang có vợ hoặc đang có chồng.

B. Kết hôn không phân biệt tôn giáo.

C. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân.

D. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính.

Câu 22 : Quan hệ xã hội là gì?

A. Là những quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. Là quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

C. Là quan hệ giữa giáo viên và học sinh.

D. Là những quan hệ xuất hiện trong quá trình hoạt động xã hội của con người.

Câu 23 : Theo em, đối tượng nào sau đây được kinh doanh theo quy định của pháp luật?

A. Người mất năng lực hành vi dân sự.

B. Người bị nhiễm HIV/AIDS.

C. Người chưa thành niên.

D. Người đang bị phạt tù giam.

Câu 24 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Những người từ 15 tuổi trở lên.

B. Học sinh còn nhỏ tuổi nên chưa có nghĩa vụ lao động.

C. Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động.

D. Những người khuyết tật sẽ được nhà nước hỗ trợ nên không phải lao động.

Câu 26 : Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ?

A. hôn nhân và gia đình

B. nhân thân phi tài sản.

C. chuyển dịch tài sản

D. lao động, công vụ nhà nước.

Câu 27 : Tội phạm là người có hành vi vi phạm?

A. pháp luật dân sự

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật hình sự

D. kỉ luật.

Câu 28 : Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là?

A. trách nhiệm pháp lí

B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình

D. vi phạm đạo đức.

Câu 29 : Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới...........

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 30 : Để tìm việc làm phù hợp, anh A có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào?

A. trong tuyển dụng lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. tự do lựa chọn việc làm.

Câu 31 : Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng.................

A. quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.

B. chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tuỳ trường hợp.

C. có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.

D. có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

Câu 32 : Ý nào dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?

A. Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không ai có quyền can thiệp.

C. Hôn nhân giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo.

D. Hôn nhân cùng lúc giữa một công dân Việt Nam với hai người nước ngoài.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247