Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Bình Liêu

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Bình Liêu

Câu 1 : Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là:

A. Vi khuẩn cố định nitơ

B. Vi khuẩn phản nitrat hoá

C. Vi khuẩn nitrat hoá

D. Vi khuẩn amôn hoá

Câu 2 : Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Rắn

B.

C. Giun đất

D. Châu chấu

Câu 4 : Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:

A. lặp đoạn, chuyển đoạn

B. đảo đoạn, chuyển đoạn

C. mất đoạn, chuyển đoạn

D. lặp đoạn, đảo đoạn

Câu 6 : Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc Opêron Lac ở vi khuẩn E. coli?

A. Gen điều hòa (R)

B. Vùng vận hành (O)

C. Vùng khởi động (P)

D. Các gen càu trúc (Z, Y, A)

Câu 7 : Khi nói về đại Tân sinh, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

B. Cây có hoa phát triển uư thế so với các nhóm thực vật khác.

C. Ở kỉ Đệ tứ, khí hậu lạnh và khô.

D. Ở kỉ Đệ tam xuất hiện loài người.

Câu 9 : Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY?

A. Người

B.

C. Bồ câu

D. Vịt

Câu 11 : Trình tự các pha trong một chu kì tim gồm:

A. pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.

B. pha dãn chung → pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ.

C. pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.

D. pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất.

Câu 13 : Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài. 

B. hỗ trợ khác nhau.

C. cạnh tranh khác loài.

D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 14 : Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả nấm đều là sinh vật phân giải.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.

D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Câu 15 : Nếu kiểu gen liên hết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3:1 là:

A. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)

B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)

C. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\)

Câu 17 : Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

Câu 18 : Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.

D. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.

Câu 19 : Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?

A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.

B. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’.

C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.

D. Anticodon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với một côđon tương ứng trên phân tử mARN.

Câu 20 : Theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN)?

A. CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể

B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể

C. Ở quần thể lưỡng bội chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen trội

D. CLTN không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể

Câu 21 : Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (viết tắt là Bt) tạo ra một loại protein X có thể giết chết một số loài sâu và côn trùng hại cây ngô. Các nhà khoa học đã thành công trong việc chuyển gen mã hoá cho protein X từ vi khuẩn vào cây ngô, vì vậy ngô bây giờ có thể tạo ra protein X. Sâu đục thân, côn trùng sẽ chết khi chúng ăn ngô có chứa protein X. Một vấn đề tiềm ẩn liên quan đến tăng sản lượng ngô chuyển gen là:

A. sâu đục thân ngô có thể ngừng ăn ngô không được chuyển gen.

B. sâu đục thân ngô có thể kháng protein X.

C. nông dân có thể cần sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn để kiểm soát sâu đục thân ngô.

D. sâu đục thân có thể cạnh tranh ăn ngô không được chuyển gen với các loài côn trùng khác.

Câu 22 : Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.

B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.

C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

D. COảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.

Câu 25 : Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào sau đây?

A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn.

B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.

C. Quá trình hô hấp hiếu khí cần có sự tham gia của O2 còn kị khí không cần O2.

D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.

Câu 26 : Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.

B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến.

C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.

D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.

Câu 27 : Khi nói về tiêu hóa ở đột vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Động vật càng phát triển thì vừa có tiêu hóa ngoại bào, vừa có tiêu hóa nội bào.

B. Động vật đơn bào chỉ có hình thức tiêu hóa ngoại bào.

C. Tất cả các loài thú ăn cỏ đều có quá trình tiêu hóa sinh học.

D. Tiêu hóa cơ học chỉ xảy ra ở các loài có túi tiêu hóa.

Câu 28 : Ví dụ nào sau đây không được xem là thường biến?

A. Màu hoa cẩm tú cầu biến đổi theo pH của đất trồng.

B. Da người sạm đen khi ra nắng trong một thời gian dài.

C. Lá của cây bàng rụng hết vào mùa thu mỗi năm.

D. Không phân biệt được màu sắc ở người bệnh mù màu.

Câu 30 : Bệnh pheninketo niệu xảy ra do

A. thừa enzim chuyển tirozin thành pheninalanin làm xuất hiện pheninalanin trong nước tiểu.

B. thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển pheninalanin trong thức ăn thành tirozin.

C. chuỗi beta trong phân tử hemoglobin trong thức ăn thành tirozin.

D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X.

Câu 32 : Nhận xét nào sau đây sai về các thể đột biến số lượng NST?

A. Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính.

B. Thể đa bội được hình thành do hiện tượng tự đa bội hoặc lai xa kèm đa bội hoá.

C. Thể lệch bội phổ biến ở thực vật hơn ở động vật.

D. Thể đa bội lẻ thường không có có khả năng sinh sản, vì vậy không được áp dụng trong nông nghiệp tạo giống.

Câu 33 : Phát biểu nào sau đây đúng về đột biến gen?

A. Chỉ những đột biến gen xảy ra ở tế bào sinh dục mới gây ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật.

B. Đột biến chỉ có thể xảy ra khi có tác động của các nhân tố gây đột biến.

C. Đột biến thay thế cặp nucleotit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến.

D. Bazơ nitơ dạng hiếm khi tham gia vào quá trình nhân đôi ADN có thể làm phát sinh đột biến gen.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247