Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 4 Đề thi giữa kì 2 Vật Lí 12 có đáp án !!

4 Đề thi giữa kì 2 Vật Lí 12 có đáp án !!

Câu 1 : Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cùng có bản chất sóng điện từ.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là các bức xạ không nhìn thấy.

D. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia tử ngoại.

Câu 2 : Bức xạ có bước sóng khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m là sóng nào dưới đây:

A. Tia Rơnghen

B. Ánh sáng nhìn thấy

C. Tia tử ngoại

D. Tia hồng ngoại

Câu 3 : Chọn phát biểu sai:

A. Qua phép phân tích bằng quang phổ, người ta xác định được thành phần cấu tạo của các chất

B. Quang phổ của mặt trời là quang phổ vạch hấp thụ

C. Giữa các vùng sóng điện từ được phân chia theo thang sóng điện từ không có ranh giới rõ rệt.

D. Quang phổ liên tục hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.

Câu 4 : Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:

A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.

C. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

Câu 5 : Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì

A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.

B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.

C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.

D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục.

B. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.

C. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.

D. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.

Câu 8 : Chọn câu trả lời đúng

A. Có cùng tần số.

B. Đồng pha

C. Đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm.

D. Có cùng tần số và hiệu số pha ban đầu của chúng không đổi.

Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về hiện tượng quang - phát quang?

A. Sự huỳnh quang và lân quang thuộc hiện tượng quang - phát quang.

B. Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, chất lỏng fluorexêin (chất diệp lục) phát ra ánh sáng huỳnh quang màu lục.

C. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

D. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

Câu 26 : Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ.

B. Tia Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.

C. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.

D. Sóng ánh sáng là sóng ngang.

Câu 27 : Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là:

A. Một chùm phân kỳ màu trắng

B. Một chùm phân kỳ nhiều màu

C. Một tập hợp nhiêu chùm tia song song, mỗi chùm có một màu

D. Một chùm tia song song

Câu 28 : Tia Rơnghen là sóng điện từ:

A. Có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại

B. Không có khả năng đâm xuyên

C. Được phát ra từ những vật bị nung nóng đến 5000C.

D. Mắt thường nhìn thấy được.

Câu 29 : Quang phổ vạch thu đuợc khi chất phát sáng ở thể:

A. Khí hay hơi nóng sáng duới áp suất thấp.

B. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao.

C. Rắn.

D. Lỏng.

Câu 30 : Thí nghiệm giao thoa Iâng trong không khí, chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc, khoảng vân quan sát được trên màn là i. Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước thì:

A. Khoảng vân quan sát được là i.

B. Không thể quan sát được hiện tượng giao thoa.

C. Khoảng vân quan sát được lớn hơn i.

D. Khoảng vân quan sát được nhỏ hơn i.

Câu 31 : Tại sao khi chùm tia sáng mặt trời đi qua một tâm thủy tinh phẳng lại không thấy bị tán sắc thành những màu cơ bản?

A. Vì tấm thủy tinh không phải là lăng kính nên không làm tán sắc ánh sáng trắng

B. Vì sau khi bị tán sắc, các tia màu đi qua tấm thủy tinh và ló ra ngoài dưới dạng những chùm tia chồng chất lên nhau nên tạo thành ánh sáng trắng.

C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu tới không phải là sóng kết hợp nên không bị tấm thủy tinh làm tán sắc.

D. Vì thủy tinh không làm tán sắc ánh sáng trắng

Câu 33 :  Chọn câu trả lời đúng

A. Là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

B. Là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.

C. Là kết quả của hiện tượng giao thoa ánh sáng.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 34 : Cường độ của chùm ánh sáng đơn sắc truyền trong một môi trường hấp thụ ánh sáng

A. giảm tỉ lệ nghịch với bình phương độ dài đường đi.

B. giảm tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi.

C. giảm theo hàm số mũ của độ dài đường đi.

D. không phụ thuộc độ dài đường đi.

Câu 47 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?

A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính thì các tia ló ra ở mặt bên kia có góc lệch khác nhau so với phương ban đầu.

Câu 51 : Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Banme có

A. tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại.

B. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là HαHβHγHδ các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại.

C. tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại.

D. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là HαHβHγHδ các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại.

Câu 52 : Quang điện trở được chế tạo từ

A. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém khi được chiếu sáng thích hợp.

B. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

C. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

D. chất bán dẫn có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp.

Câu 53 : Kết luận nào sau đây là sai đối với pin quang điện

A. Trong pin, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng

B. Một bộ phận không thể thiếu được phải có cấu tạo từ chất bán dẫn

C. Nguyên tắc hoạt động là dựa vào hiện tượng quang điện ngoài

D. Nguyên tắc hoạt động là dựa vào hiện tượng quang điện trong

Câu 54 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng?

A. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định.

B. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.

C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.

Câu 55 : Pin quang điện là nguồn điện, trong đó

A. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

B. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

C. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

Câu 66 : Chọn câu trả lời đúng. Cho h=6,625.10-34J.s; c=3.108m/s, 1ev=1,6.10-19J. Kim loại có công thoát electron là A = 2,62eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm và λ2=0,2μm thì hiện tượng quang điện:

A. Xảy ra với 2 bức xạ

B. Không xảy ra với cả 2 bức xạ

C. Xảy ra với bức xạ λ1 không xảy ra với bức xạ λ2

D. Xảy ra với bức xạ λ2 không xảy ra với bức xạ λ1

Câu 72 : Các vạch trong dãy Banme thuộc vùng nào trong các vùng sau?

A. Vùng tử ngoại

B. Vùng ánh sáng nhìn thấy

C. Vùng hồng ngoại

D. Vùng ánh sáng trông thấy và một phần thuộc vùng tử ngoại

Câu 74 : Chọn câu trả lời đúng. Cho h=6,625.10-34J.s; e=3.108m/s. Mức năng lượng của các quỹ đạo đứng của nguyên tử hiđrô lần lượt từ trong ra ngoài là: -13,6eV, -3,4eV; -1,5eV… Với En=-13,6n2eV; n = 1, 2, 3... Vạch phổ có bước sóng λ = 1875nm ứng với sự chuyển của electron giữa các quỹ đạo:

A. Từ mức năng lượng ứng với n = 4 về mức năng lượng ứng với n = 3

B. Từ mức năng lượng ứng với n = 5 về mức năng lượng ứng với n = 3

C. Từ mức năng lượng ứng với n = 6 về mức năng lượng ứng với n = 3

D. Từ mức năng lượng ứng với n = 7 về mức năng lượng ứng với n = 3

Câu 78 : Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng?

A. Phản ứng nhiệt hạch

B. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng

C. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bé hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng

D. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bằng tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng

Câu 79 : Trong các phân rã βα γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã:

A. γ

B. Cả 3 phân rã αβ và γ hạt nhân mất năng lượng như nhau

Cα

Dβ

Câu 80 : Quá trình biến đổi phóng xạ của một chất phóng xạ:

A. Phụ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp

B. Xảy ra như nhau trong mọi điều kiện

C. Phụ thuộc vào chất đó ở trạng thái đơn chất hay thành phần của một hợp chất

D. Phụ thuộc vào chất đó thể rắn hay thể khí

Câu 82 : Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

A. tính riêng cho hạt nhân ấy.

B. của một cặp prôtôn-prôtôn.

C. tính cho một nuclôn.

D. của một cặp prôtôn-nơtron.

Câu 84 : Trong phóng xạ α thì hạt nhân con:

A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

Câu 88 : Cho phản ứng hạt nhân: N1123a+pX+N1020e

Aβ-

Bβ+

C. α

Dγ

Câu 89 : Cho phản ứng hạt nhân: T13+XH24e+n+17,6MeV

AX=D12, E=26,488.1023(MeV)

BX=T13, E=2,65.1024(MeV)

CX=T13, E=25,23.1023(MeV)

DX=D12, E=6,5.1024(MeV)

Câu 96 : Cho phản ứng hạt nhân: T13+D12H24e+X 

A. 15,017 MeV.

B. 200,025 MeV.

C. 17,498 MeV.

D. 21,076 MeV.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247