Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 4 Đề thi Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án !!

4 Đề thi Vật Lí 12 Học kì 2 có đáp án !!

Câu 3 : Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của tia Rơnghen là không đúng? Tia Rơnghen

A. có khả năng đâm xuyên mạnh.

B. tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. có thể đi qua lớp chì dày vài xentimet (cm).

D. có khả năng làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.

Câu 4 : Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với chu kì riêng là T thì

A. khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường đạt cực đại là T.

B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.

C. khi năng lượng điện trường có giá trị cực đại thì năng lượng từ trường có giá trị khác không.

D. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là T/2.

Câu 5 : Kết luận nào về bản chất của tia phóng xạ dưới đây là không đúng?

A. Tia α, β, γ đều có chung bản chất sóng điện từ.

B. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử.

C. Tia β là dòng các hạt mang điện.

D. Tia γ là sóng điện từ.

Câu 6 : Trong một mạch dao động LC, điện tích trên một bản tụ biến thiên theo phương trình: q=q0cos(ωt-π2). Như vậy:

A. tại thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.

B. tại thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.

C. tại thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.

D. tại thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

B. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.

C. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.

D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.

Câu 8 : Gọi λ1λ2 lần lượt là bước sóng trong chân không của ánh sáng đơn sắc (1) và (2). Nếu λ1>λ2 thì

A. ánh sáng (1) có tần số lớn hơn.

B. chiết suất của nước đối với ánh sáng (1) lớn hơn.

C. phôtôn của ánh sáng (1) có năng lượng lớn hơn.

D. trong nước, ánh sáng (1) có vận tốc lan truyền lớn hơn.

Câu 13 : Chọn phát biểu đúng?

A. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số prôtôn gọi là các đồng vị.

B. Lực hạt nhân là lực liên kết các nuclon, nó chỉ có tác dụng ở khoảng cách rất ngắn cỡ 10-10 m.

C. Độ hụt khối của các hạt nhân là độ chênh lệch giữa tổng khối lượng các nuclon tạo thành hạt nhân và khối lượng hạt nhân.

D. Năng lượng liên kết của hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần cung cấp để các nuclon (đang đứng riêng rẽ) liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.

Câu 14 : Hạt nhân C2963u có bán kính 4,8 fm (1fm=10-15m). Cho 1u1,66055.10-27kg. Khối lượng riêng của hạt nhân đồng là:

A. 2,259.1017kg/m3

B2,259.1010kg/m3

C2,259.1027kg/m3

D2,259.1014kg/m3

Câu 17 : Đồng vị U92243 sau một chuỗi phóng xạ αβ- biến đổi thành P82106b . Số phóng xạ α và β- trong chuỗi là:

A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ β-.

B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β-.

C. 7 phóng xạ α, 8 phóng xạ β-.

D. 6 phóng xạ α, 12 phóng xạ β-.

Câu 21 : Xét 3 mức năng lượng EKEL và EM của nguyên tử hiđro. Một phôtôn có năng lượng bằng hiệu EM-EK bay đến gặp nguyên tử này. Khi đó, nguyên tử sẽ

A. không hấp thụ phôtôn.

B. hấp thụ phôtôn nhưng không chuyển trạng thái.

C. hấp thu phôtôn và chuyển từ K lên L rồi lên M.

D. hấp thụ phôtôn và chuyển từ K lên M.

Câu 24 : Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?

A. Cho một chùm electron nhanh bắn vào một kim lại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn.

B. Cho một chùm electron chậm bắn vào một kim loại.

C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn.

D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại.

Câu 26 : Dao động trong máy phát dao động điều hòa dùng tranzito là:

A. Dao động tự do.

B. Dao động tắt dần.

C. Dao động cưỡng bức.

D. Sự tự dao động.

Câu 27 : Phát biểu nào sau đây về máy quang phổ lăng kính là không đúng?

A. Buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.

B. Ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.

C. Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song

D. Quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.

Câu 31 : Đồng vị có thể phân hạch khi hấp thụ một nơtron chậm là:

AU92238

BU92234

CU92235

DU92239

Câu 32 : Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào:

A. Hiện tượng nhiệt điện.

B. Hiện tượng quang điện ngoài.

C. Hiện tượng quang điện trong.

D. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.

Câu 35 : Chọn câu trả lời đúng

A. Ánh sáng đỏ

B. Ánh sáng xanh

C. Ánh sáng tím

D. Tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa hai khe

Câu 36 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian duới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.

B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.108m/s.

C. Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của sóng điện từ càng lớn.

D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 37 : Trong laze rubi có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng?

A. Điện năng

B. Cơ năng

C. Nhiệt năng

D. Quang năng

Câu 40 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Khi nhiệt độ của vật trên 5000C, vật mới bắt đầu phát ra ánh sáng khả kiến.

C. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.

D. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu 42 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn.

C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 51 : Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

B. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.

C. Tổng khối lượng nghỉ (tĩnh) của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

Câu 53 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang điện trở?

A. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.

B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó thay đổi khi được chiếu sáng.

C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.

D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi khi được chiếu sáng.

Câu 57 : Trong hạt nhân nguyên tử P84210o có

A. 210 prôtôn và 84 notron.

B. 84 prôtôn và 126 notron.

C. 84 prôtôn và 210 nơtron.

D. 126 prôtôn và 84 nơtron.

Câu 58 : Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sóng điện từ chỉ lan truyền được trong môi trường chất (rắn, lỏng hay khí).

B. Cũng như sóng âm, sóng điện từ có thể là sóng ngang hay sóng dọc.

C. Sóng điện từ luôn là sóng ngang và lan truyền được cả trường chất lẫn trong chân không.

D. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ luôn bằng tốc độ ánh sáng trong chân không, không phụ thuộc gì vào môi trường trong đó sóng lan truyền.

Câu 59 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.

B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.108m/s.

C. Sóng điện từ mang năng lượng.

D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 64 : Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là:

A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

D. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và cũng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 68 : Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang:

A. Kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.

C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp.

Câu 70 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại?

A. Cùng bản chất là sóng điện từ.

B. Đều tác dụng lên kính ảnh.

C. Đều không nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tia hồng ngoại.

Câu 74 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ của Mặt Trời?

A. Quang phổ Mặt Trời mà ta thu được thực ra là quang phổ vạch hấp thụ do phần vỏ của Mặt Trời là các chất tồn tại ở thể khí nóng có áp suất thấp; còn phần lõi có nhiệt độ rất cao (cỡ 106C).

B. Nghiên cứu các vạch đen trong quang phổ Mặt Trời ta có thể biết thành phần cấu tạo của lớp vỏ Mặt Trời.

C. Trong quang phổ phát xạ của lõi Mặt Trời chỉ có ánh sáng trông thấy.

D. Phổ phát xạ của lõi Mặt Trời có từ tia hồng ngoại đến tia gamma.

Câu 78 : Độ phóng xạ của 3mg C2760o là 3,41Ci.

A. 32 năm

B. 15,6 năm

C. 8,4 năm

D. 5,25 năm

Câu 83 : Sóng điện từ có khả năng phản xạ ở tầng điện li là:

A. Sóng dài và sóng trung.

B. Sóng trung và sóng ngắn.

C. Sóng dài và sóng ngắn.

D. Sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.

Câu 84 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. xoáy.

B. mà chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn.

C. mà các đường sức là những đường cong khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ.

D. cảm ứng mà nó tự tồn tại trong không gian.

Câu 85 : Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước thì tần số:

A. tăng lên và vận tốc giảm đi.

B. không đổi và bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

C. không đổi và bước sóng trong nước lớn hơn trong không khí.

D. giảm đi và bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

Câu 87 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia Rơnghen?

A. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên.

B. Tia Rơnghen tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất.

C. Tia Rơnghen bị lệch trong điện trường.

D. Tia Rơnghen có tác dụng sinh lí.

Câu 88 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? Quang phổ liên tục dùng để xác định:

A. bước sóng của ánh sáng.

B. nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng.

C. thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.

D. công suất của nguồn sáng.

Câu 89 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm sáng sau: Trắng, đỏ, vàng, tím.

A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.

C. Mỗi chùm sáng trên đều có một bước sóng xác định.

D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất do chiết suất của lăng kính đối với nó là lớn nhất.

Câu 90 : Nguyên tử hiđro bị kích thích do chiếu xạ và electron của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Sau khi ngừng chiếu xạ, nguyên tử hiđro phát xạ thứ cấp. Phổ xạ này gồm:

A. hai vạch của dãy Laiman.

B. hai vạch của dãy Banme.

C. hai vạch của dãy Laiman và một vạch của dãy Banme.

D. một vạch của dãy Laiman và một vạch của dãy Banme.

Câu 91 : Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là:

A. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.

B. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.

C. công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 93 : Sự phát xạ cảm ứng là:

A. sự phát ra phôtôn bởi một nguyên tử.

B. sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của một điện từ trường có cùng tần số.

C. sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau.

D. sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, nếu hấp thụ thêm một phôtôn có cùng tần số.

Câu 95 : Cho 4 loại tia phóng xạ α, β-β+, γ đi qua theo phương song song với các bản của một tụ điện phẳng. Kết luận nào sau đây là sai?

A. tia anpha bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

B. tia beta trừ bị lệch về phía bản dương của tụ.

C. tia beta cộng bị lệch về phía bản âm của tụ.

D. tia gama có năng lượng lớn và nó xuyên qua các bản tụ.

Câu 96 : Trong phản ứng hạt nhân

A. tổng năng lượng được bảo toàn.

B. tổng khối lượng của các hạt được bảo toàn.

C. tổng số nơtron được bảo toàn.

D. động năng được bảo toàn.

Câu 98 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ.

B. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia α, β, γ.

C. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia không nhìn thấy và biến thành các hạt nhân khác.

D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhẹ khi hấp thụ nơtron.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247