Trắc nghiệm bài Chiếu cầu hiền

Câu 1 : Hiệu của Ngô Thì Nhậm là:

A. Hi Doãn

B. Ức Trai

C. Trúc Vân

D. Trọng Phủ

Câu 2 : Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình như thế nào?

A. Gia đình nông dân

B. Gia đình sĩ phu yêu nước

C. Gia đình quan lại sa sút

D. Gia đình vọng tộc

Câu 3 : Ngô Thì Nhậm đỗ tiến sĩ vào khoa nào sau đây?

A. Khoa Ất Mùi

B. Khoa Tân Mùi

C. Khoa Nhâm Thìn

D. Khoa Đinh Dậu

Câu 4 : Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới triều đại nào?

A. Triều Mạc, Lê, Trịnh

B. Triều Lê, Mạc, Tây Sơn

C. Triều Lê, Trịnh, Tây Sơn

D. Triều Mạc, Lê, Trịnh, Tây Sơn

Câu 6 : Tài năng Ngô Thì Nhậm được phát huy cao độ trong giai đoạn nào?

A. Phò tá vua Quang Trung

B. Phò tá chúa Trịnh

C. Phò tá vua Lê

D. Tất cả đều sai

Câu 7 : Nội dung nào dưới đây không đúng về sự nghiệp văn học của Ngô Thì Nhậm?

A. Ngô Thì Nhậm là cây bút tiêu biểu nhất trong bộ Ngô Gia văn phái với gần 1000 bài thơ, phú

B. Quý nhất là những tác phẩm văn thơ của ông gắn bó với nhà Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung.

C. Sáng tác bộ sách khảo luận về sử và triết học như Xuân thu quản kiến, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh.

D. Ngô Thì Nhậm là người tài hoa, không chỉ có tài về thơ Nôm mà còn có tài về kiến trúc.

Câu 8 : Tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm là:

A. Bút hải tùng đàm

B. Thủy vân nhàn đàm

C. Kim mã hành dư

D. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh

Câu 9 : Đáp án nào không phải là sáng tác của Ngô Thị Nhậm?

A. Bút hải tùng đàm

B. Thủy vân nhàn đàm

C. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh

D. Lưu hương kí

Câu 10 : ”Chiếu cầu hiền” được viết bằng khoảng thời gian nào?

A. 1787 - 1788

B. 1788 - 1789

C. 1789 - 1790

D. 1790 – 1791

Câu 11 : Chiếu cầu hiền là của tác giả nào?

A. Ngô Thì Nhậm

B. Ngô Thì Sĩ

C. Ngô Gia văn phái

D. Quang Trung

Câu 12 : Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền” dưới triều vua nào sau đây?

A. Vua Lê Hiến Tông

B. Vua Lê Chiêu Thống

C. Vua Quang Trung

D. Vua Gia Long

Câu 13 : ”Chiếu cầu hiền” ra đời với mục đích gì?

A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn

B. Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước

C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước

D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn

Câu 14 : Câu nào dưới đây đúng về thể loại chiếu?

A. Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử,...

B. Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân

C. Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

D. Một loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra đề triều đình và nhân dân thực hiện. Có thể do đích thân nhà vua viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

Câu 15 : Đáp án nào sau đây không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Chiếu cầu hiền”?

A. Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục.

B. Lời lẽ khiêm nhường, chân thành.

C. Từ ngữ giàu sức gợi

D. Từ ngữ bác học, trau chuốt, bóng bẩy.

Câu 16 : ”Chiếu cầu hiền” ra đời trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?

A. Khi triều đại Lê - Trịnh sụp đổ

B. Khi Trịnh Sâm lên ngôi vua

C.Nguyễn Huệ lên ngôi vua

D. Khi triều đại Tây Sơn sụp đổ

Câu 17 : Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:

A. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

B. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

C. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước.

D. Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan.

Câu 18 : "Cầu hiền" ở đây hướng tới đối tượng nào?

A. Người ăn ở hiền lành

B. Người có tài

C. Người có đức

D. Người có đức và tài

Câu 19 : Câu văn "Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao" nói lên nội dung gì?

A. Nhân tài Bắc Hà nhiều như sao trên trời.

B. Người hiền theo Quang Trung rất nhiều như sao trời

C. Người hiền ở Bắc Hà rất hiếm có

D. So sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

Câu 20 : Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là gì?

A. Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.

B. Người hiền tự giấu mình, không về với thiên tử là trái ý trời

C. Người hiền có thể trở thành thiên tử

D. Đáp án A và B

Câu 21 : Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

A. Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng

B. Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng

C. Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

D. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử

Câu 22 : Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?

A. "Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?"

B. "Chiếu này ban xuống, các bận quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc".

C. "Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến"

D. "Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?"

Câu 23 : Trong "Chiếu cầu hiền", vua Quang Trung đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng nào dưới đây của triều đại mới do mình đứng đầu?

A. Triều đình chưa ổn định

B. Biên ải chưa yên, dân chưa lại sức

C. Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi

D. Tất cả đều đúng

Câu 24 : Câu văn "Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa" nói lên nội dung gì?

A. Những người theo Quang Trung có rất nhiều

B. Nhân tài đất Bắc không những có, mà có rất nhiều

C. Dân chúng Bắc Hà rất đông

D. Đất Bắc Hà rất ít nhân tài

Câu 25 : Đâu không phải là thái độ của vua Quang Trung khi cầu hiền?

A. Thái độ khiêm tốn

B. Tha thiết cầu hiền, lo lắng cho sự nghiệp của đất nước

C. Dùng mệnh lệnh để bắt người tài ra giúp nước

D. Thái độ chân thành, trân trọng người có tài.

Câu 26 : Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?

A. Vua Quang Trung không biết phép trị nước

B. Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân

C. Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 27 : Vì sao trong "Chiếu cầu hiền" tác giả không đề cập đến những sĩ phu không hợp tác với triều đình?

A. Vua Quang Trung cho đó là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm

B. Vì số người chống đối ít, không đủ sức mạnh để chống lại

C. Vì vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước.

D. Vì vua không muốn gây mất đoàn kết dân tộc.

Câu 28 : Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm "Chiếu cầu hiền" (Ngô Thì Nhậm) và "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" (Thân Nhân Trung) là:

A. Đều viết về người hiền

B. Đề cao vai trò của người hiền đối với việc xây dựng đất nước.

C. Đều viết thay vua

D. Tất cả đều đúng

Câu 29 : Giọng điệu trong bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là gì?

A. Chỉ trích thẳng thắn.

B. Không mang giọng điệu mệnh lệnh, có ý khiêm nhường.

C. Nịnh bợ.

D. Mệnh lệnh kiên quyết.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247