Trắc nghiệm bài Vội vàng

Câu 1 : Sau nhan đề bài thơ "Vội vàng", Xuân Diệu có lời đề tặng nhà thơ nào?

A. Lưu Trọng Lư

B. Thế Lữ

C. Huy Cận

D. Vũ Đình Liên

Câu 3 : Tập thơ đầu tay của Xuân Diệu là gì?

A. Riêng - chung

B. Một khối hồng.

C. Thơ thơ

D. Hai đợt sóng

Câu 4 : Bài thơ "Vội Vàng" của Xuân Diệu được in trong tác phẩm nào của ông?

A. Phấn thông vàng.

B. Gửi hương cho gió.

C. Thơ thơ

D. Trường ca.

Câu 5 : Nhịp điệu gấp gáp trong cuộc chạy đua với thời gian, theo lời giục giã của Xuân Diệu trong đoạn cuối bài thơ "Vội vàng" được tạo ra không phải bằng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Câu thơ vắt dòng, cảm xúc chảy tràn từ dòng trên xuống dòng dưới.

B. Các động từ chỉ động tác mạnh hay trạng thái cảm xúc nồng nhiệt.

C. Những cấu trúc đăng đối, hài hòa.

D. Lối trùng điệp cấu trúc và nhịp điệu khẩn trương, hối hả.

Câu 7 : Trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu, "tôi" đã thể hiện ước muốn "tắt nắng, buộc gió", nói một cách giản dị và thực chất, là ước muốn điều gì?

A. Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hóa.

B. Muốn vĩnh viễn hóa hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân.

C. Muốn chặn đứng bước đi của thời gian.

D. Muốn có được quyền uy của thượng đế.

Câu 10 : Ở phần đầu bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu, nhân vật trữ tình xưng "tôi", phần cuối bài thơ lại xưng "ta". Việc thay đổi cách xưng gọi như vậy, chủ yếu nhằm dụng ý gì?

A. Nhân vật trữ tình muốn nhân danh cả một lớp người trẻ trung để có thêm sự tiếp sức.

B. Nhân vật trữ tình muốn tự nâng mình lên một tầm vóc lớn lao hơn để có thể chạy đua với thời gian và ôm riết tất cả.

C. Nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh sự bé nhỏ, hữu hạn của "cái tôi" cá nhân trước thời gian, cuộc đời.

D. Nhân vật trữ tình muốn tạo ra một giọng nói đầy quyền uy trước thời gian, cuộc đời.

Câu 11 : Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ "Vội vàng" được nhà thơ Xuân Diệu gợi lên đã có được vẻ đẹp nào?

A. Vẻ đẹp vừa gần gũi, thân quen, vừa mượt mà, đầy sức sống.

B. Vẻ đẹp giản dị, tươi tắn.

C. Vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng.

D. Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã.

Câu 13 : Dấu chấm giữa dòng thơ "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa" nhằm diễn tả:

A. Trong niềm vui, tác giả luôn thảng thốt một nỗi buồn lo.

B. Tâm trạng vội vàng làm gián đoạn niềm vui sướng.

C. Tâm trạng vội vàng lấn lướt niềm vui sướng.

D. Niềm vui của nhà thơ không trọn vẹn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247