Trắc nghiệm bài Tương tư

Câu 1 : Bài thơ "Tương tư" là của tác giả nào sau đây?

A. Tố Hữu

B. Nguyễn Bính

C. Chế Lan Viên

D. Nguyễn Đình Thi

Câu 2 : Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính

A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam

B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 3 : Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Nguyễn Bính?

A. Sinh năm 1915, mất năm 1951.

B. Sinh năm 1889, mất năm 1939.

C. Sinh năm 1920, mất năm 2002.

D. Sinh năm 1918, mất năm 1966.

Câu 4 : Từ nào dưới đây khái quát được phong cách thơ của Nguyễn Bính?

A. Cổ điển

B. Hiện đại

C. Khuôn sáo

D. Chân quê

Câu 5 : Nguyễn Bính được coi là:

A. Bậc thầy về truyện ngắn hiện đại.

B. Người của hai thế kỉ.

C. Một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.

D. Thi sĩ của đồng quê.

Câu 6 : Bài thơ "Tương tư" được viết theo:

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ lục bát.

C. Thể thơ song thất lục bát.

D. Thể thơ thất ngôn bát cú

Câu 7 : Câu nào dưới đây không phải tên và bút danh của Nguyễn Bính?

A. Nguyễn Bính

B. Nguyễn Trọng Bính

C. Nguyễn Bính Thuyết

D. Trần Trọng Trí

Câu 8 : Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:

A. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.

B. Văn học cổ điển Trung Hoa.

C. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.

D. Thơ Đường của Trung Quốc

Câu 9 : Bài thơ "Tương tư" được in trong tập thơ nào?

A. Hương cố nhân (1941).

B. Lỡ bước sang ngang (1940).

C. Mười hai bến nước (1942).

D. Người con gái ở lầu hoa (1943).

Câu 10 : Hồn xưa của đất nước được thể hiện khá đậm nét qua hai câu nào trong bài thơ?

A. Gió mưa là bệnh của trời,

B. Bảo rằng cách trở đò giang,

C. Nhà em có một giàn giầu,

D. Bao giờ bến mới gặp đò,

Câu 11 : Hai câu nào trong bài thơ cho thấy tình cảm của chàng trai chưa được đền đáp?

A. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, / Một người chín nhớ mười mong một người.

B. Hai thôn chung lại một làng, / Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.

C. Bảo rằng cách trở đò giang, / Không sang là chẳng đường sang đã đành.

D. Bao giờ bến mới gặp đò, / Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau.

Câu 12 : Cách nói vừa đề cao người con gái, vừa hạ thấp mình của người con trai thể hiện trong câu thơ nào?

A. Một người chín nhớ mười mong một người.

B. Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau

C. Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.

D. Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

Câu 13 : Cặp đôi nào dưới đây không có trong bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính?

A. Bên ấy - bên này

B. Trong bến - ngoài làng

C. Giàn giầu - hàng cau

D. Một người - một người

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247