Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Ngữ văn Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2

Câu 1 : Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

A. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố cho mọi thành viên trong xã hội.

B. Có các quy tắc ngữ pháp chung là mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu,...

C. Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2 : Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái.

B. Âm tiết nào trong tiếng Việt cũng mang thanh điệu.

C. Chơi chữ bằng cách nói lái là một hiện tượng thú vị của tiếng Việt.

D. Cả A, B và C

Câu 4 : Cho hai câu:

- Thằng bé ăn mỗi một bát cơm
- Thằng bé ăn những một bát cơm

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cả hai câu cùng có nghĩa sự việc giống nhau, là thằng bé "ăn một bát cơm"

B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là ít.

C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là nhiều.

D. Cả hai câu biểu thị cùng một thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết).

Câu 5 : Trong bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh có câu: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.". Nhận định nào sau đây nói đúng hiệu quả diễn đạt của cách viết câu như vậy?

A. Cách viết rất tiết kiệm, một câu có thể biểu thị ba sự kiện.

B. Cách viết câu ghép không cần có từ nối là một sáng tạo độc đáo của tác giả.

C. Cách viết truyền cảm, tác động mạnh đến người đọc vì thể hiện được sự nối tiếp nhanh chóng của các sự kiện.

D. Cách viết rất hay vì đã dựa trên quy tắc ngữ pháp chung của tiếng Việt.

Câu 6 : Cho hai câu:

- Nhỡ ra trời mưa
- May ra trời mưa

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nghĩa sự việc ở hai câu là khác nhau

B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng nếu "mai mưa" thì đó là một điều không tốt.

C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng nếu "mai mưa" thì đó là một điều tốt.

D. Thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết) ở hai câu là khác nhau.

Câu 7 : Khi viết "Cũng may Thị Nở vào" (Nam Cao, Chí Phèo), tác giả cho rằng

A. Việc "thị Nở vào" là một việc chưa xảy ra

B. Việc "thị Nở vào" là một việc có thể xảy ra

C. Việc "thị Nở vào" là một việc chắc chắn xảy ra

D. Việc "thị Nở vào" là một việc đã xảy ra

Câu 8 : Khi bà cô Thị Nở nói "Ai lại đi lấy cái thằng Chí Phèo" (Nam Cao, Chí Phèo), ý của câu nói là:

A. Có ai đó đã lấy Chí Phèo làm chồng rồi

B. Việc lấy Chí Phèo là việc không nên làm

C. Việc lấy Chí Phèo là việc nên làm

D. Bà ấy nghi ngờ việc đi lấy Chí Phèo của Thị Nở

Câu 9 : Khi Thị Nở nghĩ về Chí Phèo: "cho hắn ăn tí gì mới được" (Nam Cao, Chí Phèo), ý của thị là:

A. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là việc không có gì cấp thiết.

B. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" không phải trách nhiệm của thị.

C. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là việc rất khó khăn.

D. Việc cho Chí Phèo "ăn tí gì" là trách nhiệm của thị.

Câu 10 : Câu nghi vấn tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" (Đây thôn Vĩ Dạ) có hàm ý gì?

A. Trách nhẹ nhàng

B. Lời khẳng định

C. Phủ định

D. Hỏi nguyên nhân

Câu 11 : Khi so sánh tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi được dùng trong câu.

B. Âm tiết tiếng Việt và tiếng Pháp cũng có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa ở mức độ như trong tiếng Việt.

C. Âm tiết tiếng Việt có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa

D. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu có thanh điệu, còn tiếng Anh và tiếng Pháp thì không

Câu 12 : Hiện tượng tách từ trong tiếng Việt đã dựa trên đặc điểm nào của tiếng Việt?

A. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu.

B. Tiến có thể hoạt động độc lập như một từ đơn.

C. Trật tự từ có vai trò quan trọng trong tổ chức của cụm từ và câu

D. Tất cả đều đúng

Câu 13 : Phong cách ngôn ngữ chính luận được dùng trong những loại văn bản nào?

A. Văn bản thể hiện lối ăn nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày.

B. Những văn bản nghệ thuật đem lại xúc cảm thẩm mĩ cho người nghe, người đọc.

C. Những văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như bản tin, phóng sự, quảng cáo

D. Những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường đối với những vấn đề chính trị, xã hội

Câu 14 : Văn bản thuộc phong cách chính luận có những đặc điểm gì:

A. Tính công khai

B. Tính chặt chẽ trong lập luận

C. Tính truyền cảm mạnh mẽ

D. Tất cả đều đúng

Câu 15 : Lớp từ ngữ nào được dùng nhiều nhất trong văn bản chính luận

A. Lớp từ ngữ phong cách sinh hoạt

B. Lớp từ ngữ phong cách khoa học

C. Lớp từ ngữ chính trị

D. Lớp từ ngữ địa phương

Câu 16 : Mục đích của văn bản chính luận là

A. thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

B. Lôi kéo người đọc, người nghe ủng hộ quan điểm mà các cá nhân hoặc tổ chức nêu ra

C. thuyết phục người đọc ủng hộ bằng những dẫn chứng hùng hồn, cảm xúc chân thực của người viết

D. thuyết phục người đọc, người nghe bằng những quan điểm chính trị đúng đắn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247