Đăng nhập
Đăng kí
Đăng nhập
Đăng kí
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Trang chủ
Đề thi & kiểm tra
Lớp 12
Khác
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Kim Thành Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Kim Thành Hải Dương lần 1
Khác - Lớp 12
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu Đồng Tháp lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Ngọc Tảo Hà Nội lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Trần Phú Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Nông Cống I Thanh Hóa lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Việt Yên Bắc Giang lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Bình Thạnh Tây Ninh lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Yên Thế Bắc Giang lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chí Linh Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Sầm Sơn Thanh Hóa lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên ĐH Vinh lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Kinh Môn Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Sư phạm ĐHSPHN lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 3
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Kim Thành Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Tiên Lữ Hưng Yên lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Hậu Lộc 4 Thanh Hóa lần 1
Câu 1 :
(3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng? Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh Trên mình em đau đớn cả thân cành Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Trích
Người con gái Việt Nam
– Tố Hữu)
Câu 1
(0,25 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2
(0,75 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!
Câu 3
(0,25 điểm): Trong đoạn thơ trên, Tố Hữu đã viết về người con gái anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?
Câu 4
(0,25 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:
Những tiêu chí mà học sinh THPT ưu tiên khi chọn nghề gồm: Thứ nhất, nghề mà các em thích thú với nó. Thứ hai, nghề mà các em có được nhiều thông tin và hiểu biết về nó. Thứ ba, nghề dễ kiếm việc làm sau khi học xong và nghề dễ
kiếm tiền.
Căn cứ theo kết quả trên, có thể nhận thấy những tín hiệu tích cực trong nhận thức của học sinh về việc chọn nghề, đó là sẽ chọn những nghề mà các em thích thú với nó và những nghề mình có nhiều thông tin, hiểu biết về nó. Những thông tin về nghề mà các em mong muốn có được để hiểu hơn về loại nghề đó bao gồm: Nghề đó đòi hỏi cá nhân phải có những năng lực, khả năng gì, môi trường làm việc ra sao, những cơ hội và thách thức với nghề ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các em học sinh chỉ mới chọn nghề theo những tiêu chí khá chủ quan (hứng thú cá nhân và hiểu biết về nghề); trong khi đó, một yếu tố khác quan trọng hơn là chọn nghề theo những dự báo về loại hình nghề nghiệp mà xã hội đang cần hoặc đang thiếu trầm trọng thì các em không chú ý đến. Đây chính là nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn học sinh đổ xô vào những ngành đang trong tình trạng “cung cao hơn cầu” như: Công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh… mà không biết rằng, một con số cũng tương tự là hàng năm, hàng trăm ngàn sinh viên của các ngành này khi ra trường đang chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm trái nghề. Trong khi đó, xã hội đang thiếu hụt trầm trọng đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc những ngành nghề ít nhàn hạ như: Cầu đường, cấp thoát nước… thì những ngành này lại không được quan tâm đón nhận khiến lượng “cung” luôn luôn thấp hơn lượng “cầu”.
(Theo
“Khuynh hướng chọn nghề của học sinh”
– Báo Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 5
(0,25 điểm): Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 6
(0,25 điểm): Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?
Câu 7
(0,5 điểm): Đoạn văn đã phản ánh hiện tượng nào trong xã hội?
Câu 8
(0,5 điểm): Là một học sinh sắp tham gia kì thi THPT Quốc gia, anh/chị có suy nghĩ gì về việc chọn nghề của mình trong tương lai? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
Câu 2 :
(3,0 điểm):
Ngày xưa ông cha ta thường coi ba thứ tiếng sau đây là những âm thanh đẹp:
Tiếng xay lúa, giã gạo, tiếng trẻ con học bài và tiếng gà gáy báo sáng.
Anh/chị hiểu quan niệm trên như thế nào? Từ đó viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay.
Câu 3 :
(4,0 điểm)
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút
“Người lái đò sông Đà”
để làm nổi bật nét đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Lớp 12
Khác
Khác - Lớp 12
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
hoctapsgk.com
Nghe truyện audio
Đọc truyện chữ
Công thức nấu ăn
Copyright © 2021 HOCTAP247
https://anhhocde.com
X