Đăng nhập
Đăng kí
Đăng nhập
Đăng kí
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
Trang chủ
Đề thi & kiểm tra
Lớp 12
Khác
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Phùng Khắc Hoan Hà Nội lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Phùng Khắc Hoan Hà Nội lần 1
Khác - Lớp 12
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu Đồng Tháp lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Ngọc Tảo Hà Nội lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Trần Phú Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Nông Cống I Thanh Hóa lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Việt Yên Bắc Giang lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Bình Thạnh Tây Ninh lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Ngô Sĩ Liên Bắc Giang lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Yên Thế Bắc Giang lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chí Linh Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Sầm Sơn Thanh Hóa lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên ĐH Vinh lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Kinh Môn Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Sư phạm ĐHSPHN lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội lần 3
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Kim Thành Hải Dương lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Tiên Lữ Hưng Yên lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Hậu Lộc 4 Thanh Hóa lần 1
Câu 1 :
(3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1đến câu 3
Nhóm tác giả Lê Bích vừa giới thiệu bộ tranh mang tên "Chào mừng bạn đến với thời đại smartphone". Lấy chủ đề không mấy xa lạ về trào lưu sống ảo của những người nghiện smartphone, bộ tranh vẽ ra một thế giới, nơi những chiếc điện thoại được tôn xưng là ông hoàng, và những đầy tớ phục vụ chung quanh chính là nhiều bạn trẻ ngày nay. Theo Lê Bích, kỉ nguyên smartphone là thời đại mà “điện thoại ngày một thông minh và mỏng manh hơn, con người thì ngày một ngu đi và béo ị”, thời đại của những người “ bạn bè ngã thì cười, còn điện thoại rơi thì khóc”. Thời đại smartphone cũng sinh ra những điều khó hiểu như “ chụp ảnh trong nhà xí”, thích người yêu có ngoại hình lí tưởng nhưng lại lỡ bước qua nhau vì mải nhìn vào màn hình điện thoại… Vẫn với lối vẽ tranh hài hước, châm biếm, bộ tranh của nhóm tác giả Lê Bích nhắn gửi, với chiếc smartphone trên tay, chúng ta nâng niu vì sợ đánh mất, rơi vỡ, còn nhiều thứ khác khi đánh rơi chúng ta lại quá lười để cúi nhặt lên, như một mối quan hệ, một ước mơ.
( Theo www.ione.vnexpress.net, ngày 29/10/2015 )
Câu 1:
Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? ( 0.5 điểm)
Câu 2
: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên ( 0.5 điểm )
Câu 3:
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về tác hại của smartphone ( điện thoại thông minh trong đời sống hiện nay ) ( 0.5 điểm )
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi
(Trích “
Đò lèn
” – Nguyễn Duy)
Câu 4:
Tại sao viết về bà tác giả lại liên tưởng đến “dòng sông xưa” trong đoạn thơ? ( 0.5 điểm)
Câu 5
: Các từ “ đã muộn”, “ nấm cỏ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ? ( 0.5 điểm )
Câu 6:
Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ ( 0.5 điểm )
Câu 2 :
( 3,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến : “
Gốc của sự học là học làm người
”.(Rabinđranath Tagore)
Câu 3 :
(4,0 điểm)
Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như một quãng mặt ghềnh Hát Lóong, dài hàng cây số nước xô đá , đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”
(
Người lái đò Sông Đà
– Nguyễn Tuân )
“Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường )
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Lớp 12
Khác
Khác - Lớp 12
Tiểu học
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Hóa học
Tài liệu
Đề thi & kiểm tra
Câu hỏi
hoctapsgk.com
Nghe truyện audio
Đọc truyện chữ
Công thức nấu ăn
Copyright © 2021 HOCTAP247
https://anhhocde.com
X