Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khác Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hồng Lĩnh Hà Tĩnh lần 1

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Hồng Lĩnh Hà Tĩnh lần 1

Câu 1 : (3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn NhấtNhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăngVà Anh chết trong khi đang đứng bắnMáu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàngCó thằng sụp dưới chân anh tránh đạnBởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảmVẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. Anh tên gì hỡi Anh yêu quýAnh vẫn đứng lặng im như bức thành đồngNhư đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác MỹMà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉAnh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đườngChỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷAnh là chiến sĩ Giải phóng quân.                                                         3 - 1968(Trích Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân, Thơ người lính, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội 1997, tr.431)Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng.Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. […]Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.Câu 6. Theo tác giả, nhờ đâu mà “xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi” ?Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì đối với “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự…”?Câu 8. Anh /Chị suy nghĩ gì về câu văn: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông? (Trình bày trong khoảng 5 đến 7 dòng)

Câu 3 : (4,0 điểm)"Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy.Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.Mị đứng lặng trong bóng tối.Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:- A Phủ cho tôi đi.A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:- Ở đây thì chết mất.A Phủ chợt hiểu.Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi."(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục ViệtNam)Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247