Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Khác Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Lục Ngạn Bắc Giang tháng 3

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 – Trường THPT Lục Ngạn Bắc Giang tháng 3

Câu 1 : (3 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:“Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Vì vậy đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ý chí của con người. Những điều kì diệu xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiện thực. Ý chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công. Đối với người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta thấy tẻ nhạt, thì chỉ khi vượt qua được sóng gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm “Khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đặt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”. Đằng sau sự thành công vượt trội là những bài học về sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công không phụ lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những cái giá phải trả trên bước đường thưc hiện mục tiêu của mình.”                                                                             (Theo : tamsang.com)1/ Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên cho văn bản.2/ Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?3/ Tại sao “sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có bạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn”.4/ Viết khoảng 5-7 dòng bàn về ý nghĩa của ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống.Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến 8:À ơi giấc ngủ mùa thuVọng vào sâu thẳm lời ru mà vềTrên đồng dáng mẹ tái têĐôi vai đè nặng sườn đè bóng đêmLời ru chìm nổi cánh diềuMột mình mẹ gánh cả chiều mưa giôngChắt chiu từng hạt chờ mongMẹ ru hi vọng trên đồng lúa nonÀ ơi! Câu hát chon vonChập chờn dáng cố héo hon đường càyNắng mưa bẻ gập lưng gầyLời ru nâng bước tháng ngày con đi.        (Lời ru của mẹ, Trần Thị Danh GD & Thời đại số ra ngày 25/12/2015)5/ Hình ảnh người mẹ trong bài thơ trên được nói đến qua  những chi tiết nào?6/ Nêu cảm xúc chủ đạo trong bài thơ?7/ Kể tên hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và chỉ ra tác dụng của các biện pháp đó.8/ Từ nội dung của bài thơ trên hãy bày tỏ cảm xúc của mình bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng ).

Câu 3 : (4 điểm)Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:(…) “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây tời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuốn cuận mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mưa mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng sông xanh màu ngọc bích , chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gấm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. (…)(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1 NXB GD,2009 )(…) “Từ Tuấn về đây sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Tràn để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sũng như thành quách với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm mịn như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố; “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)"(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phú Ngọc, Ngữ Văn 12 Tập 1 NXB GD,2009)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247