Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2017Đề 2 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2017Đề 2 (có video chữa)

Câu 2 : Chọn phát biểu đúng khi nói về đặc trưng sinh lý của âm:

A Độ to của âm chỉ phụ thuộc vào mức cường độ âm.

B Âm sắc phụ thuộc vào các đặc trưng vật lý của âm như biên độ, tần số và các thành phần cấu tạo của âm.

C Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và cường độ âm.

D Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số của âm và biên độ âm.

Câu 5 : Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây?

A Trạng thái có năng lượng ổn định.

B Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

C Hình dạng quỹ đạo của các electron.

D Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.

Câu 7 : Chọn câu sai: Sóng điện từ

A phản xạ được trên các mặt kim loại.     

B giống tính chất của sóng cơ học.

C có vận tốc 300.000 km/h.        

D giao thoa được với nhau.

Câu 8 : Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

B Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

C Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

D Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

Câu 9 : Câu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ:

A Tổng khối lượng của hạt nhân tạo thành có khối lượng lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.

B Là phản ứng hạt nhân tự xảy ra.

C Không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài.

D Hạt nhân con bền hơn hạt nhân mẹ.

Câu 10 : Ánh sáng phát ra từ nguồn nào sau đây sẽ cho quang phổ vạch phát xạ?

A Ánh sáng của Mặt Trời thu được trên Trái Đất.  

B Ánh sáng từ đèn dây tóc nóng sáng.

C Ánh sáng từ chiếc nhẫn nung đỏ.  

D Ánh sáng từ bút thử điện.

Câu 11 : Tìm phát biểu sai về đặc điểm quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học khác nhau.

A Khác nhau về độ sáng tỉ đối giữa các vạch. 

B Khác nhau về số lượng vạch.

C Khác nhau về bề rộng các vạch quang phổ. 

D Khác nhau về màu sắc các vạch.

Câu 12 :  Trong thí nghiệm với khe Young nếu thay không khí bằng nước có chiết suất n = 4/3 thì hệ vân giao thoa trên màn sẽ thay đổi thế nào?

A Khoảng vân tăng lên bằng 4/3 lần khoảng vân trong không khí

B Khoảng vân không đổi

C Vân chính giữa to hơn và dời chỗ

D Khoảng vân trong nước giảm đi bằng ¾ khoảng vân trong không khí

Câu 14 : Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng l1 = 500 nm truyền đến màn tại một điểm có hiệu đường đi hai nguồn sáng là ∆d = 0,75 mm. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng l2 = 750 nm?

A Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa.

B Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.

C Cả hai trường hợp đều quan sát thấy cực tiểu.

D Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác.

Câu 19 : Laze rubi không hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây?

A Dựa vào sự tái hợp giữa êlectron và lỗ trống.   

B Tạo ra sự đảo lộn mật độ.

C Sử dụng buồng cộng hưởng.      

D Dựa vào sự phát xạ cảm ứng.

Câu 32 : Có hai hộp X và Y, mỗi hộp chứa hai trong ba phần tử: điện trở thuẩn, cuộn cảm thuần và tụ điện. Khi mắc hai đầu hộp X vào hai cực của nguồn điện một chiều không đổi thì cường độ qua hộp là 2 A, điện áp là 60 V. Khi mắc đoạn mạch AB gồm hai hộp X và Y nối tiếp vào nguồn điện xoay chiều có tần số f = 50 Hz thì cường độ hiệu dụng qua mạch là 1A, điện áp hai đầu hai hộp có cùng trị số 60 V nhưng lệch pha nhau một góc π/2. Giá trị các phần tử trong hai hộp là:

A Hộp X gồm điện trở RX = 40Ω và tụ C = 31,8µF, hộp Y gồm điện trở RY = 25Ω và cuộn cảm L = 0,125 H .

B Hộp X gồm điện trở RX = 30Ω và cuộn cảm L = 0,165H; hộp Y gồm điện trở RY = 52Ω và tụ điện C = 106 µF.

C Hộp X gồm cuộn cảm L = 0,165 H và tụ điện C = 100 µF, hộp Y gồm điện trở RY = 40Ω và cuộn cảm L = 0,25H.

D Hộp X gồm điện trở RX = 30Ω và tụ điện C = 50µF, hộp Y gồm tụ điện C = 16,8µF và cuộn cảm L = 0,5H.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247