Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2018Đề 5 (có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2018Đề 5 (có video chữa)

Câu 1 : Trong dao động cơ điều hòa , những đại lượng có tần số bằng tần số của li độ là:

A vận tốc, gia tốc và lực kéo về              

B lực kéo về, động năng và vận tốc

C vận tốc, gia tốc và động năng   

D lực kéo về, động năng và gia tốc

Câu 2 : Khi nói về sóng âm, phát biểu sai là:

A Âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm            

B Độ to của âm là đặc trưng sinh lý của âm

C Âm có cường độ càng lớn thì nghe càng to           

D Độ to của âm tỷ lệ nghịch với cường độ âm

Câu 3 : Nhận xét nào sau đây không đúng? Sóng cơ và sóng điện từ đều

A mang năng lượng             

B Truyền được trong chân không

C Có thể giao thoa                

D bị phản xạ khi gặp vật chắn

Câu 4 : Kết luận nào sau đây sai khi nói về phản ứng:\(n + {}_{95}^{235}U \to {}_{56}^{144}Ba + {}_{36}^{89}Kr + 3n + 200MeV\)

A Đây là phản ứng tỏa năng lượng.          

B Đây là phản ứng phân hạch

C Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao.

D Năng lượng toàn phần của phản ứng được bảo toàn. 

Câu 5 : Hiện nay, mạng điện xoay chiều sử dụng trong các hộ gia đình ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng và tần số tương ứng là

A 220 V và 50 Hz       

B $$220\sqrt 2 V$$ và 25 Hz     

C 220 V và 25 Hz     

D $$220\sqrt 2 V$$ và 50 Hz

Câu 6 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.

C Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.

D Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

Câu 7 : Giả sửhai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau, số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì

A hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.

B năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.

C năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

D hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.

Câu 8 : Dao động tắt dần có

A li độ biến thiên điều hòa theo thời gian   

B cơ năng không đổi theo thời gian

C biên độ giảm dần theo thời gian 

D tần số bằng tần số của lực ma sát

Câu 9 : Bạn An đang nghe tin tức bằng máy thu thanh thì có tiếng kêu lẹt xẹt ở loa đồng thời chiếc điện thoại di động ở gần đó đổ chuông. Tiếng kêu lẹt xẹt ở loa là do sóng điện từ của điện thoại di động tác động trực tiếp vào

A loa của máy thu thanh                          

B mạch tách sóng của máy thu thanh

C anten của máy thu thanh                               

D mạch khuếch đại âm tần của máy thu thanh

Câu 11 : Sóng vô tuyến nào sau đây có thể xuyên qua tầng điện li?

A Sóng dài.  

B Sóng ngắn.     

C Sóng cực ngắn.  

D Sóng trung.

Câu 13 : Người nghe có thể phân biệt được âm La do đàn ghi ta và đàn piano phát ra là do hai âm đó

A âm sắc khác nhau.          

B mức cường độ âm khác nhau.

C cường độ âm khác nhau.           

D  tần số âm khác nhau.

Câu 14 : Khi nói về quang phổ liên tục, phát biểu sai

A Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

B Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.

D Quang phổ liên tục gồm những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối.

Câu 36 : Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch có RLC nối tiếp. Biết tụ điện có điện dung C thay đổi đượC. Điều chỉnh tụ điện để C = C1 thì cường độ dòng điện tron mạch có biểu thức i1 = I0cos(ωt + φ1), khi C = C2 thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i2 = I0cos(ωt + φ2), khi  C = C3 thì cường dộ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng đạt cực đại. Giá trị C3 và φ lần lượt là

A \(\frac{{{C_1} + {C_2}}}{2};\frac{{{\varphi _1} + {\varphi _2}}}{2}\)     

B \(\frac{{2{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}};\frac{{2{\varphi _1}{\varphi _2}}}{{{\varphi _1} + {\varphi _2}}}\)             

C \(\frac{{{C_1} + {C_2}}}{2};\frac{{2{\varphi _1}{\varphi _2}}}{{{\varphi _1} + {\varphi _2}}}\)      

D \(\frac{{2{C_1}{C_2}}}{{{C_1} + {C_2}}};\frac{{{\varphi _1} + {\varphi _2}}}{2}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247