Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2018Đề 14(có video chữa)

Đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Vật Lý năm 2018Đề 14(có video chữa)

Câu 4 : Một con lắc đơn gồm sợi dây nhẹ, không dãn, chiều dài l và vật nhỏ có khối lượng m. Cho con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Tần số góc của con lắc đơn được tính bằng công thức

A \(\omega  = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \). 

B \(\omega  = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} \).     

C  \(\omega  = \sqrt {\frac{g}{l}} \).  

D  \(\omega  = \sqrt {\frac{l}{g}} \).

Câu 5 : Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A  q1 > 0 và q2 < 0   

B  q1.q2 < 0    

C q1 < 0 và q2 > 0       

D q1.q2 > 0

Câu 6 : Cảm ứng từ do dòng điện I gây ra tại tâm vòng dây dẫn tròn bán kính r đặt trong chân không là

A  B = 2.10-7.\(\frac{I}{{{r^2}}}\)     

B B = 2π.10-7. \(\frac{I}{{{r^2}}}\) 

C B = 2 π.10-7.\(\frac{I}{r}\)    

D  B = 2.10-7.\(\frac{I}{r}\)

Câu 8 : Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp song song tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này

A không bị tán sắc.

B bị thay đổi tần số.

C  có màu như cầu vồng.

D không bị lệch phương truyền.

Câu 10 : Đối với dòng điện xoay chiều, khả năng cản trở dòng điện của tụ điện

A càng lớn, khi tần số f càng lớn. 

B càng nhỏ, khi chu kỳ T càng lớn.

C càng nhỏ, khi cường độ dòng điện càng lớn. 

D càng nhỏ, khi điện dung của tụ C càng lớn.

Câu 12 : Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức

A \(i = {{\lambda a} \over D}\)

B \(i = {{ Da} \over \lambda}\)

C \(i = {{\lambda D} \over a}\)

D \(i = {{ a} \over \lambda D}\)

Câu 14 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, khi một chùm sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng λ thì năng lượng của mỗi phô tôn có trong chùm sáng là

A ε = \(\frac{{h\lambda }}{c}\)    

B ε = \(\frac{{c\lambda }}{h}\)

C ε = h. λ

D ε = \(\frac{{hc}}{\lambda }\)

Câu 17 : Đặt điện áp xoay chiều hình sin vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra, kết luận nào sau đây là SAI?

A Dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

B Điện áp giữa hai bản tụ điện cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn dây.

C Điện áp giữa hai đầu điện trở bằng điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

D Tổng trở của đoạn mạch có giá trị nhỏ nhất.

Câu 19 : Khi nói về tia gama, phát biểu nào sau đây SAI? 

A Tia gama có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.      

B Tia gama không phải là sóng điện từ.

C Tia gama không mang điện.    

D Tia gama có tần số lớn hơn tần số của tia X

Câu 21 : Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với đặc trưng vật lý của âm là

A cường độ âm.

B đồ thị âm.    

C  tần số.      

D biên độ âm.

Câu 22 : Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng độ hụt của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng là 0,02u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này

A thu năng lượng 18,63 MeV.        

B thu năng lượng 1,863 MeV.

C  tỏa năng lượng 18,63 MeV.          

D tỏa năng lượng 1,863 MeV.

Câu 23 : Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động.

A lệch pha \(\frac{\pi }{4}\)      

B Cùng pha.   

C  Ngược pha.  

D lệch pha \(\frac{\pi }{2}\)

Câu 24 : Một điện tích điểm q = 2μC đặt tại A trong chân không. Tính cường độ điện trường tại M cách A 30cm?  

A E = 2.103 V/m  

B  E = 2.104 V/m      

C  E = 20 V/m    

D E = 2.105 V/m

Câu 25 : Sóng điện từ

A là sóng ngang.   

B không mang năng lượng.

C không truyền được trong chân không.     

D là sóng dọc.

Câu 28 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng

A góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.

B góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

C góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.

D  khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.

Câu 29 : Một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \) và biên độ \(A\) thì gia tốc cực đại của nó là

A \(\omega {A^2}\)         

B \(\omega A\)

C \({\omega ^2}A\)   

D \({\omega ^2}{A^2}\)

Câu 38 : Quang phổ liên tục của một vật

A Không phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật phát sáng

B Phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật phát sáng

C Chỉ phụ thuộc vào bản bản chất của vật phát sáng

D Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật phát sáng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247