Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Bà Triệu

Đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Bà Triệu

Câu 1 : Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tự chủ?

A. Khi gặp khó khăn, Hà thường nản chí không muốn tiếp tục công việc.

B. Trong khi giải quyết công việc của lớp, Phương thường bất đồng với các bạn.

C. Trong cuộc họp tổ, Phong hay nổi nóng khi có bạn phản ánh sai phạm của mình.

D. Ba của Hưng rất bình tĩnh khi biết tin Hưng bị tai nạn.

Câu 2 : Hành vi, lời nói nào dưới đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Là học sinh giỏi, nhưng Mai không quan tâm đến công việc của lớp.

B. Hải thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

C. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta tìm người tài chứ không tìm người nhà”

D. Là cán bộ lãnh đạo, ông Lợi chỉ đề bạt những ai luôn ủng hộ ông trong mọi việc.

Câu 3 : Tự chủ là gì?

A. Là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.

B. Là làm chủ công việc của tập thể và xã hội.

C. Là làm chủ bản thân.

D. Là làm việc theo lẽ phải.

Câu 4 : Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói lên tính tự chủ?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

B. Ăn chắc, mặc bền.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 5 : Việc làm nào sau đây là biểu hiện thiếu dân chủ?

A. Ông A tự mình nghĩ ra cách thực hiện rồi yêu cầu tập thể làm theo.

B. Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

C. Học sinh tham gia học tập, thảo luận nội quy nhà trường.

D. Nam đến trường dự Đại hội Liên đội theo kế hoạch.

Câu 6 : Ý nào sau đây nói đúng giá trị của hòa bình?

A. Là tình trạng không có chiến tranh.

B. Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác.

C. Là khát vọng của toàn nhân loại.

D. Là giữ gìn cuộc sống bình yên.

Câu 8 : Hành vi, hoạt động nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị, quan hệ hợp tác?

A. Cư xử văn minh, lịch sự với người nước ngoài.

B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

C. Bu bám, xin tiền khách nước ngoài.

D. Trong giờ kiểm tra, Nam và Việt hợp tác cùng làm bài.

Câu 9 : Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới là:

A. tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia khác.

B. tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.

C. giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.

D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 11 : Theo em, biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

A. Không tôn trọng và lắng nghe người khác.

B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người.

C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh.

D. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác.

Câu 12 : Đâu là những nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta?

A. Can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

B. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

C. Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng chiến tranh.

D. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Câu 13 : Chí công vô tư là?

A. Giải quyết công việc theo lẽ phải.

B. Giải quyết công việc theo cảm tính.

C. Giải quyết công việc theo số đông.

D. Giải quyết công việc theo tình cảm.

Câu 14 : Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ ?

A. Luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.

B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. Luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.

D. Luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.

Câu 15 : Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật ?

A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.

B. Ngồi học không nói chuyện riêng.

C. Đi học muộn vì mải xem phim.

D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 16 : Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?

A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.

D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.

Câu 19 : Câu ca dao:“Dù ai nói ngã, nói nghiêng

A. Chí công vô tư.

B. Dân chủ, kỉ luật.

C. Tự chủ.

D. Hợp tác cùng phát triển.

Câu 20 : Những câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ?

A. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.

D. Ăn chắc mặc bền.

Câu 21 : Hành động nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Theo bạn xấu đi chơi.

B. Không nói chuyện riêng trong giờ học.

C. Đi học muộn.

D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.

Câu 22 : Hành vi nào sau đây thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?

A. Trong giờ hoc, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.

B. H hay nói tự do, nói leo khi thầy cô đang giảng bài.

C. T là lớp trưởng đã tự đề ra kế hoạch thu tiền cuả các bạn trong lớp để gây quỹ lớp.

D. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến.

Câu 23 : Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?

A. Hiện đại hóa các loại vũ khí hủy diệt.

B. Gây khiêu khích, chia rẽ giữa các quốc gia.

C. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa để hiểu biết lẫn nhau.

D. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Câu 24 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là

A. quan hệ anh em với các nước láng giềng.

B. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

C. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.

D. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.

Câu 25 : Việc làm nào sau đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới?

A. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.

B. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ và chạy theo để xem.

C. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước do nhà trường tổ chức.

D. Chê bai phong tục tập quán của nước khác.

Câu 26 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển?

A. Hợp tác với nhau cùng chống lại một số người.

B. Hợp tác với người khác để đạt được mục đích của mình.

C. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị bệnh hiểm nghèo.

D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm.

Câu 27 : Người có phẩm chất chí công vô tư

A. luôn luôn bị thiệt thòi.

B. không đem lại lợi ích cho cho tập thể và xã hội.

C. được mọi người yêu mến.

D. chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân mà thôi.

Câu 28 : Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ?

A. Sống đơn độc, khép kín.

B. Luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.

C. Dễ bị lôi kéo làm theo người khác.

D. Tự quyết định công việc của mình trong mọi hoàn cảnh.

Câu 29 : Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tự chủ?

A. Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.

B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc.

C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động.

D. Có thái độ hòa nhã, từ tốn trong giao tiếp.

Câu 30 : Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?

A. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát, không theo qui định của trọng tài.

B. Học sinh tuân theo nội qui của trường đề ra.

C. Mọi người cùng chấp hành thực hiện những công việc chung.

D. Trong buổi sinh hoạt lớp, tất cả học sinh đều sôi nổi thảo luận để tìm ra biện pháp học tốt.

Câu 31 : Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật đem lại cho chúng ta điều gì?

A. Yêu thương con người.

B. Nâng cao dân trí.

C. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc.

D. Làm chủ cảm xúc bản thân.

Câu 32 : Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.

B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai.

C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

D. Viết thư gửi các bạn thiêu nhi thế giới.

Câu 33 : Biểu hiện nào dưới đây nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

A. Cư xử thiếu lịch sự, văn minh với người nước ngoài.

B. Không thích giao lưu văn hóa văn nghệ với người với người da đen.

C. Luôn chia sẻ nổi đau với các nước bị thiên tai, lũ lụt.

D. Chỉ tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa của các nước giàu.

Câu 34 : Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia?

A. Bình đẳng.

B. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Đôi bên cùng có lợi.

D. Khô.ng phương hại đến lợi ích của người khác

Câu 35 : Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Tham quan khu di tích lịch sử.

B. Tham gia lễ hội truyền thống.

C. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

D. Lười biếng trong lao động.

Câu 36 : Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?

A. Trung thành.

B. Thật thà.

C. Chí công vô tư.

D. Tự chủ.

Câu 37 : Biểu hiện của tự chủ là ?

A. Làm thêm kiếm tiền đi học.

B. Không chép bài của bạn.

C. Làm bài tập khó không xem sách giải.

D. Cả A,B,C.

Câu 38 : Biểu hiện không tự chủ là ?

A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.

B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.

C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.

D. Cả A,B,C.

Câu 40 : Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt ốc để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. E là người tự chủ.

B. E là người trung thực.

C. E là người thật thà.

D. E là người khiêm nhường.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247