Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 GDCD Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Kiến Thiết

Đề thi giữa HK2 môn GDCD 9 năm 2021-2022 Trường THCS Kiến Thiết

Câu 1 : Hành vi nào dưới đây là kinh doanh hợp pháp?

A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ

B. Trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp

C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh

D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu

Câu 2 : Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền gì của công dân?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 4 : Thanh niên có trách nhiệm gì trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?

A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

B. Tham gia các hoạt động xã hội.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.

D. Cả A, B, C.

Câu 5 : Những hành vi nào phá hoại hạnh phúc gia đình?

A. Có tình cảm xen ngang giữa hai vợ chồng.

B. Hay nói xấu, chê bai vợ người khác.

C. Vợ chồng bình đẳng.

D. Cả A, B.

Câu 6 : Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về luật hôn nhân?

A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.

B. Công dân được quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo.

C. Công dân được kết hôn với người nước ngoài.

D. Cả A, B, C.

Câu 7 : Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 8 : Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật đối với nam, nữ là bao nhiêu?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 9 : Trong gia đình tồn tại những mối quan hệ cơ bản nào?

A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

Câu 11 : Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của một cặp vợ chồng?

A. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt.

B. Vợ, chồng có quyền sở hữu ngang nhau.

C. Người vợ có toàn quyền sử dụng và định đoạt.

D. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thông báo cho vợ biết.

Câu 13 : Pháp luật quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền

A. bình đẳng giữa các thế hệ.

B. bình đẳng giữa người trước và người sau.

C. bình đẳng giữa anh, chị, em.

D. bình đẳng giữa các thành viên.

Câu 15 : Trong gia đình bác D, hai bác và các con đều trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gai đình. Điều này là thể hiện bình đẳng

A. giữa các thành viên trong gia đình.

B. giữa các thế hệ.

C. giữa cha mẹ và con.

D. giữa người trên và người dưới.

Câu 16 : Giám đốc công ty A và chị D ký hợp đồng lao động. Nội dung hợp đồng quy định chị D phải làm thêm mỗi ngày 2 tiếng. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào?

A. Tự do, tự nguyện.

B. Bình đẳng.

C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

D. Giao kết trực tiếp.

Câu 17 : Ý nghĩa của sự bình đẳng trong hôn nhân là gì?

A. Tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.

B. Phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.

C. Khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu "trọng nam, khinh nữ".

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19 : Những việc làm tích cực mà thanh niên đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là?

A. Tích cực nghiên cứu khoa học.

B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.

C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.

D. Cả A, B, C.

Câu 20 : Những việc làm tiêu cực mà thanh niên làm gây phá hoại CNH-HĐH đất nước là?

A. Tham gia các tệ nạn xã hội.

B. Buôn bán chất ma túy.

C. Chơi cờ bạc.

D. Cả A, B, C.

Câu 21 : Các hoạt động nào sau đây thể hiện lao động tự giác?

A. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Tự giác làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở.

C. Đi làm đúng giờ.

D. Cả A,B, C.

Câu 22 : Quyền của người lao động bao gồm ý nào dưới đây?

A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật.

B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.

C. Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.

D. Cả A, C.

Câu 23 : Hành vi nào dưới đây không đúng với luật lao động?

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 24 : Ý nào dưới đây là biểu hiện của gia đình hạnh phúc?

A. Vợ chồng bình đẳng, yêu thương nhau.

B. Gia đình một vợ, một chồng.

C. Trong gia đình người chồng luôn có quyền quyết định.

D. Cả A, B.

Câu 25 : Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?

A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.

B. Sản xuất hàng gia dụng.

C. Mở dịch vụ vận tải.

D. Bán đồ ăn nhanh.

Câu 26 : Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh?

A. Sản xuất.

B. Dịch vụ.

C. Trao đổi hàng hoá.

D. Từ thiện.

Câu 27 : Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm?

A. làm từ thiện.

B. giải trí.

C. sở hữu tài sản.

D. thu lợi nhuận.

Câu 28 : Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để?

A. chỉ vào việc riêng của cá nhân.

B. chi tiêu cho những công việc chung.

C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.

D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.

Câu 29 : Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 16 tuổi trở lên.

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên.

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 30 : Người nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người bị án tù chung thân.

B. Người đang bị nghi có hành vi phạm tội.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 31 : Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép để được điểm cao. Là người hiểu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì?

A. Mở sách giải ra chép cùng H.

B. Không dám làm vì sợ cô biết.

C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H.

D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài.

Câu 32 : Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hợp nào dưới đây?

A. Người đã từng có vợ, có chồng.

B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

D. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Câu 33 : Sắp tới thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì?

A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T.

B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả.

C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.

D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm.

Câu 34 : Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây?

A. Tích cực nâng cao tay nghề.

B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ.

C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật.

D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động.

Câu 35 : Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là?

A. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả.

B. buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập.

C. dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao.

D. tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm.

Câu 36 : Việc làm nào dưới đây của bạn Q thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?

A. Trong giờ học nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn.

B. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học.

C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn.

Câu 37 : Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.

B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.

C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.

D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 38 : Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu như thế nào?

A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.

B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.

C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 40 : Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào?

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247