Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi THPT QG 2018 môn Vật lý- Chuyên Hạ Long- Quảng Ninh

Đề thi THPT QG 2018 môn Vật lý- Chuyên Hạ Long- Quảng Ninh

Câu 1 : Mối liên hệ giữa bước sóng λ , vận tốc truyền sóng v, chu kỳ T và tần số f của một sóng là

A. \(\lambda  = \frac{T}{v} = \frac{f}{v}\)

B. \(\lambda  = \frac{v}{T} = v.f\)

C. \(v = \frac{1}{f} = \frac{T}{\lambda }\)

D. \(f = \frac{1}{T} = \frac{v}{\lambda }\)

Câu 2 : Hạt tải điện trong kim loại là 

A. ion dương. 

B. electron tự do.         

C. ion âm.          

D. ion âm và ion dương.

Câu 6 : Điện trở suất của một vật dẫn kim loại phụ thuộc vào 

A.  nhiệt độ và bản chất của vật dẫn.     

B. chiều dài và tiết diện của vật dẫn.

C. chiều dài của vật dẫn.            

D. tiết diện của vật dẫn.

Câu 8 : Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp theo phương dọc theo sợi dây bằng

A. một phần tư bước sóng.      

B. nửa bước sóng.

C. hai bước sóng.                           

D. một bước sóng.

Câu 9 : Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là 

A. li độ và tốc độ.                  

B. biên độ và gia tốc.

C. biên độ và tốc độ.       

D. biên độ và năng lượng.

Câu 10 : Một điện tích q được đặt tại một điểm trong điện trường có cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) . Lực điện trường tác dụng lên điện tích q là

A. \(\overrightarrow F  = \frac{{\overrightarrow E }}{q}\)

B. \(\overrightarrow F  =  - \frac{{\overrightarrow E }}{q}\)

C. \(\overrightarrow F  =  - q\overrightarrow E \)

D. \(\overrightarrow F  = q\overrightarrow E \)

Câu 11 : Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch có R, L, C mắc nối tiếp là

A. \(\omega  = \frac{1}{{LC}}\)

B. \(\omega  = LC\)

C. \({\omega ^2} = \frac{1}{{LC}}\)

D. \({\omega ^2} = LC\)

Câu 12 : Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động với tần số góc là:

A. \(\omega  = \sqrt {\frac{m}{k}} \)

B. \(\omega  = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)

C. \(\omega  = \sqrt {\frac{k}{m}} \)

D. \(\omega  = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu 14 : Điện năng tiêu thụ được đo bằng 

A. vôn kế.          

B. ampe kế.        

C. công tơ điện.         

D. tĩnh điện kế.

Câu 15 : Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Chu kỳ dao động của vật là

A. \(T = \frac{A}{{{v_{\max }}}}\)

B. \(T = \frac{{2\pi A}}{{{v_{\max }}}}\)

C. \[T = \frac{{{v_{\max }}}}{{2\pi A}}\]

D. \(T = \frac{{{v_{\max }}}}{A}\)

Câu 18 : Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức

A. \(L\left( B \right) = \lg \frac{{{I_0}}}{I}\)

B. \(L\left( {dB} \right) = 10\lg \frac{{{I_0}}}{I}\)

C. \(L\left( {dB} \right) = \lg \frac{I}{{{I_0}}}\)

D. \(L\left( B \right) = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}\)

Câu 27 : Một nguồn điện (ξ, r) được nối với biến trở R và một ampe kế có điện trở không đáng kể tạo thành mạch kín. Một vôn kế có điện trở rất lớn được mắc giữa hai cực của nguồn. Khi cho R giảm thì 

A. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều giảm.

B. Số chỉ của ampe kế giảm còn số chỉ của vôn kế tăng.

C. số chỉ của ampe kế và vôn kế đều tăng.

D. Số chỉ của ampe kế tăng còn số chỉ của vôn kế giảm.

Câu 35 : Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247