Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG 2018 môn Vật lý- Sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Vật lý- Sở GD&ĐT Ninh Bình

Câu 1 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC. Tổng trở của đoạn mạch là

A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)

B. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2}} \)

C. \(\sqrt {\left| {{R^2} + {{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2}} \right|} \)

D. \(\sqrt {\left| {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \right|} \)

Câu 5 : Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường: 

A.  là phương ngang          

B.  vuông góc với phương truyền sóng

C.  là phương thẳng đứng                     

D.  trùng với phương truyền sóng

Câu 6 : Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường g bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc là  \(\ell  = \overline \ell   \pm \Delta \ell \) (m). Chu kì dao động nhỏ của nó là \(T = \overline T  \pm \Delta T\left( {\rm{s}} \right)\), bỏ qua sai số của số π. Sai số của gia tốc trọng trường g là

A. \(\frac{{\Delta g}}{{\overline g }} = \frac{{\Delta T}}{{\overline T }} + \frac{{2\Delta \ell }}{{\overline \ell  }}\)

B. \(\frac{{\Delta g}}{{\overline g }} = \frac{{\Delta T}}{{\overline T }} + \frac{{\Delta \ell }}{{\overline \ell  }}\)

C. \(\frac{{\Delta g}}{{\overline g }} = \frac{{2\Delta T}}{{\overline T }} + \frac{{2\Delta \ell }}{{\overline \ell  }}\)

D. \(\frac{{\Delta g}}{{\overline g }} = \frac{{2\Delta T}}{{\overline T }} + \frac{{\Delta \ell }}{{\overline \ell  }}\)

Câu 7 : Một người có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Mắt người đó bị tật 

A.  lão thị.            

B.  loạn thị.      

C.  viễn thị.         

D. cận thị.

Câu 9 : Máy biến áp lý tưởng có

A. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = {N_1} - {N_2}\)

B. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = {N_1} + {N_2}\)

C. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_{21}}}}\)

D. \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

Câu 11 : Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ . Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng 

A. \(k\lambda \) với \(k = 0, \pm 1, \pm 2\)…  

B.  2\(k\lambda \)  với \(k = 0, \pm 1, \pm 2\)…

C. \(\left( {k + 0,5} \right)\lambda \) với \(k = 0, \pm 1, \pm 2\)…   

D.  \(\left( {2k + 1} \right)\lambda \) với \(k = 0, \pm 1, \pm 2\)…

Câu 12 : Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài l đang dao động điều hòa. Chu kỳ dao động của con lắc là

A. \(2\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }} \)

B. \(\sqrt {\frac{\ell }{g}} \)

C. \(2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \)

D. \(\sqrt {\frac{g}{\ell }} \)

Câu 14 : Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

A. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

B. \(\sqrt {\frac{m}{k}} \)

C. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)

D. \(\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Câu 16 : Mức cường độ âm L của một âm có cường độ âm là I được xác định bởi công thức

A. \(\frac{P}{{4\pi {R^2}}}\)

B. \(\frac{P}{{\pi {R^2}}}\)

C. \(10\log \frac{I}{{{I_0}}}\)

D. \(10\log \frac{{{I_0}}}{I}\)

Câu 17 : Một con lắc đơn dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của quả nặng hai lần và giữ nguyên biên độ dao động thì 

A. chu kì giảm 2 lần, cơ năng không đổi.

B. chu kì không đổi, cơ năng tăng 2 lần.

C. chu kì và cơ năng của con lắc có giá trị không đổi.

D. chu kì tăng 2 lần, cơ năng tăng 2 lần.

Câu 18 : Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng 

A.  từ 16 kHz đến 20000 kHz.   

B. từ 16 kHz đến 20000 Hz.

C. từ 16 Hz đến 20000 kHz.

D.  từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Câu 20 : Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 10cos2πt(cm). Phát biểu không đúng là 

A. Chu kì T = 1 s .     

B. Pha ban đầu φ = 2πt rad.

C.  Biên độ A = 10 cm .                

D. Pha ban đầu φ = 0 rad.

Câu 22 : Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là 

A. Biên độ sóng. 

B. Tốc độ truyền sóng. 

C. Tần số của sóng. 

D. Bước sóng.

Câu 28 : Hàng ngày chúng ta đi trên đường nghe được âm do các phương tiện giao thông gây ra là 

A. nhạc âm.    

B. tạp âm.        

C. hạ âm.   

D. siêu âm.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247