Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Đề kiểm tra Vật lí 8 giữa học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra Vật lí 8 giữa học kì 1 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 1 :

Một con tàu đang chạy trên mặt biển. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?


A. Tàu đang đứng yên so với hành khách trên tàu.


B. Tàu đang chuyển động so với mặt nước.

C. Tàu đang chuyển động so với chiếc tàu đánh cá đang chạy ngược chiều trên biển.


D. Tàu đang chuyển động so với người lái tàu.


Câu 2 :
Thả rơi một viên bi sắt rơi từ trên cao xuống đất, nếu bỏ qua sức cản của không khí thì quỹ đạo chuyển động của viên bi là


A. quỹ đạo thẳng.


B. quỹ đạo cong.

C. quỹ đạo tròn. 

D. kết hợp quỹ đạo thẳng và cong.

Câu 3 :
Dạng chuyển động của đầu kim đồng hồ là


A. chuyển động thẳng.


B. chuyển động cong.

C. chuyển động tròn.


D. vừa chuyển động cong, vừa chuyển động thẳng.


Câu 4 :

Một hành khách ngồi trên đoàn tàu A nhìn qua cửa sổ thấy đoàn tàu B bên cạnh và nhà ga đều chuyển động như nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?


A. Tàu B đứng yên, tàu A chuyển động.



B. Cả hai tàu đứng yên.


C. Tàu A đứng yên, tàu B chuyển động.


D. Cả hai tàu đều chạy.


Câu 6 :

Công thức tính vận tốc là


A. v=ts   


B. v=st

C. v = s.t    

D. v = m/s

Câu 7 :
Đơn vị nào sau đây là đơn vị của vận tốc?


A. m/s2


B. km/h


C. s/t



D. phút/m


Câu 8 :

Hãy cho biết: 15 m/s bằng bao nhiêu km/h?


A. 36km/h.


B. 0,15km/h .

C. 72km/h.


D. 54km/h.


Câu 13 :

Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?


A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.


B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.

C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Tp. Hồ Chí Minh.

D. Chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định

Câu 14 :

Khi nói vận tốc của ô tô đi từ Hà Nội đến Huế là 50km/h. Nhận xét nào sau đây là đúng?


A. Trên cả quãng đường ô tô luôn chuyển động với vận tốc 50 km/h không đổi.


B. 50km/h là vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường.

C. 50km/h là vận tốc nhỏ nhất của ô tô trên cả quãng đường.


D. 50km/h là vận tốc lớn nhất của ô tô trên cả quãng đường.


Câu 16 :

Khi chịu tác dụng của một lực vật không thể?


A. Thay đổi khối lượng.


B. Thay đổi chuyển động.

C. Thay đổi hình dạng.


D. Thay đổi cả chuyển động và hình dạng.


Câu 17 :

Trong các trường hợp sau trường hợp nào lực tác dụng làm vật đổi hướng chuyển động?


A. Khi ấn tay vào một quả bóng bay.


B. Khi chân đá quả bóng.

C. Khi ném hòn đá vào một gò đất.


D. Khi có hai tay kéo dãn một sợi dây cao su.


Câu 18 :
Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng


A. Một mũi tên.


B. Một hình tròn.

C. Một điểm.

D. Một đường thẳng.

Câu 19 :

Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?


A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.


B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.


D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.


Câu 20 :

Khi một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì


A. Vật sẽ dừng lại.


B. Vật sẽ tiếp tục chuyển động nhanh dần.

C. Vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Vật sẽ tiếp tục chuyển động chậm dần.

Câu 21 : Cho lực tác dụng vào vật được biểu diễn như hình vẽ. Hãy mô tả lại bằng lời lực tác dụng này.


A. Lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại F, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn bằng 10N.


B. Lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại A, có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn bằng 30N.


C. Lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại F, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn bằng 10N.



D. Lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại A, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn bằng 30N.


Câu 22 :

Một vật chịu tác dụng của hai lực có phương như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?

Một vật chịu tác dụng của hai lực có phương như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng? (ảnh 1)


A. Hai lực cùng tác dụng vào vật, cùng phương, cùng chiều, độ lớn khác nhau.


B. Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều, độ lớn khác nhau.

C. Hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau.


D. Hai lực cùng tác dụng vào một vật, khác phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau.


Câu 24 :

Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang trái. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?


A. Xe đột ngột tăng vận tốc.  


B. Xe đột ngột giảm vận tốc.

C. Xe đột ngột rẽ sang phải.


D. Xe đột ngột rẽ sang trái.


Câu 25 :

Đặc điểm nào sau đây là của chuyển động theo quán tính?


A. Vật thay đổi vận tốc nhờ ngoại lực.


B. Vật đổi hướng chuyển động do có ngoại lực.

C. Vật chuyển động theo đường cong.



D. Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều khi không có thêm lực nào tác động vào nó.



Câu 26 :

Đâu không phải tên của một loại lực ma sát?


A. Lực ma sát trượt.


B. Lực ma sát lăn.

C. Lực ma sát đứng.


D. Lực ma sát nghỉ.


Câu 27 :

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?


A. Viên bi lăn trên cát.



B. Khi viết phấn lên bảng.



C. Quyển sách nằm yên mặt bàn.


D. Bánh xe đạp chạy trên đường.

Câu 29 :

Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào lực ma sát sinh ra là có hại?


A. Khi mài dao bằng đá mài.


B. Khi viết phấn lên bảng.

C. Khi kéo vật trên mặt đất.


D. Khi kéo dây đàn Violin.


Câu 30 :

Ổ bi có tác dụng gì?


A. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.


B. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

C. Thay ma sát lăn bằng ma sát trượt.


D. Thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.


Câu 31 :

Một chiếc xe máy chở hai người chuyển động trên đường. Trong các câu mô tả sau câu nào đúng.


A. Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.


B. Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.

C. Hai người chuyển động so với mặt đường.

D. Hai người đứng yên so với bánh xe.

Câu 32 :

Trong các chuyển động sau, quỹ đạo của chuyển động nào là đường thẳng.


A. Một chiếc lá rơi từ trên cây xuống.


B. Bánh xe khi xe đang chuyển động.

C. Một viên phấn rơi từ trên cao xuống.      


D. Một viên đá được ném theo phưong nằm ngang.


Câu 33 :

Một chiếc ô tô đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai?


A. Hành khách đứng yên so với người lái xe.


B. Người soát vé đứng yên so với hành khách.

C. Người lái xe chuyển động so với cây bên đường.


D. Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.


Câu 34 :

Chuyển động cơ học là:


A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác.


B. sự thay đổi phương chiều của vật.

C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác. 

D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Câu 35 :

Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai?


A. Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.


B. Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

C. Công thức tính vận tốc là: v = S.t.


D. Đơn vị của vận tốc là km/h.


Câu 36 :

Chuyển động của vật nào sau đây được coi là đều?


A. Chuyển động của ôtô đang chạy trên đường.


B. Chuyển động của tàu hoả lúc vào sân ga.

C. Chuyển động của máy bay đang hạ cánh xuống sân bay.


D. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.


Câu 37 :

Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600 m/phút. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.


A. Tàu hỏa – ô tô – xe máy.


B. Ô tô- tàu hỏa – xe máy.

C. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. 


D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa.


Câu 39 :

15m/s = ... km/h


A. 36km/h.


B. 0,015 km/h.

C. 72 km/h.


D. 54 km/h.


Câu 41 :

Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:


A. t = 0,15 giờ.    


B. t = 15 giây. 


C. t = 2,5 phút. 



   D. t = 14,4phút.


Câu 46 :

Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:


A. Phương, chiều.


B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.   


D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.


Câu 47 :

Thế nào là hai lực cân bằng?


A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.


B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.


D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.


Câu 48 :

Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.

B. Bao xi măng nằm trên mặt phẳng nghiêng.

C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.


D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.


Câu 49 :

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?


A. Ma sát làm mòn lốp xe.     


B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.    


D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.


Câu 50 :

Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:

A. Nghiêng người sang phía trái;     

B. Nghiêng người sang phía phải;


C. Xô người về phía trước; 



D. Ngả người về phía sau.


Câu 51 :

Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột:


A. Rẽ sang trái;   


B. Tăng vận tốc;

C. Rẽ sang phải;


D. Giảm vận tốc.


Câu 52 :

Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:


A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.


B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi.

C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.


D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây.


Câu 53 :

Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?


A. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.


B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.

C. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.


D. Vì cả 3 lí do trên.


Câu 54 :

Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?


A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.     


B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.     


D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.


Câu 55 :

Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.


A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.


B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.

C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.


D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.


Câu 56 :

Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại?


A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt.


B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.

C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.


D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại. 


Câu 57 : Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:


A. lực có điểm đặt tại vật, cường độ 20N.


B. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.


C. lực có phương không đổi, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N.



D. lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 20N, có điểm đặt tại vật.


Câu 59 :

Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật?


A. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi.


B. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực.

C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc.


D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.


Câu 61 :

Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?


A. Vận tốc không thay đổi.



B. Vận tốc tăng dần.



C. Vận tốc giảm dần.



D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.


Câu 63 :

Cách làm nào sau đây có thể làm giảm lực ma sát

   


A. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. 



B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.



 

C. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.   

Câu 64 :

Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?


A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.


B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.


C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.



D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.


Câu 65 :

Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:


A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.


B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại.


C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.



D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.


Câu 66 :
Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Cách làm nào sau đây không đúng:


A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.


B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.       


C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.



D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.


Câu 71 :

Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc?


A. Khi vật đó không chuyển động.


B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian.


C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.



D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.


Câu 72 :

Thế nào là chuyển động không đều?


A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.


B. Là chuyển động có vận tốc không đổi.


C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.



D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.


Câu 73 :
Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn


A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.


B. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

B. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường.


D. Ma sát khi đánh diêm.


Câu 74 :

Một ca nô đang trôi trên dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là SAI?


A. người lái ca nô đứng yên so với bờ sông.


B. người lái ca nô chuyển động so dòng nước.

C. người lái ca nô đứng yên so với ca nô.


D. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước.


Câu 75 :

Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?


A. Sự rơi của chiếc lá.


B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.


C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.



D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.


Câu 76 :

Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều ?


A. Chuyển động của điểm trên cánh quạt đang quay ổn định.


B. Xe lửa đang vào nhà ga.

C. Quãng đường vật đi được tăng theo thời gian.


D. Chiếc xe đang chạy xuống dốc.


Câu 77 :

Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?


A. Người phụ lái đứng yên.


B. Ô tô đứng yên.

C. Cột đèn bên đường đứng yên.


D. Mặt đường đứng yên.


Câu 78 :

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là:


A. Mặt Trời.


B. Một ngôi sao.


C. Mặt Trăng.



D. Trái Đất.


Câu 79 :
Phát biểu nào sau đây là SAI ?


A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động


B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động.

C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h.



D. Tốc kế là dụng cụ đo độ dài quãng đường.



Câu 80 :
Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 10N, F2 = 40N và F3 = 50N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thỏa mãn:


A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên.


B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên.

C. F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.


D. F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được.


Câu 81 :

Phát biểu nào sau đây là đúng ?


A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn.


B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn.

C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn.

D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn.

Câu 82 :

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là


A. Chuyển động thẳng.


B. Chuyển động tròn.

C. Chuyển động cong.


D. Chuyển động phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.


Câu 83 :

Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?


A. Vận tốc không thay đổi. 


B. Vận tốc tăng dần.

C. Vận tốc giảm dần.


D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.


Câu 85 :

Cặp lực nào sau đây tác dụng lên vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?


A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.


B. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều.


D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.


Câu 86 :

Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật? (ảnh 1)


A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.


B. Điểm đặt trên vật, phướng thẳng đứng, độ lớn 20N.

C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.



 


Câu 87 :

Phương án có thể làm tăng lực ma sát là:


A. tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.



B. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.



C. tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc.



D. tăng diện tích của mặt tiếp xúc.


Câu 89 :

Chuyển động của trái bida đang lăn trên mặt bàn nhẵn bóng là chuyển động


A. nhanh dần đều.




B. tròn đều.




C. chậm dần đều.



D. thẳng.


Câu 90 :

Trên các xe thường có đồng hồ đo tốc độ. Khi xe chạy, kim đồng hồ chỉ


A. tốc độ lớn nhất của xe trên đoạn đường đi.


B. tốc độ lớn nhất mà xe có thể đạt đến.


C. tốc độ trung bình của xe.



D. tốc độ của xe vào lúc xem đồng hồ.


Câu 92 :

Hình vẽ sau ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu nào dưới đây mô tả đúng chuyển động của hòn bi?

Hình vẽ sau ghi lại các vị trí của một hòn bi lăn từ A đến D sau những khoảng thời gian bằng nhau. (ảnh 1)


A. Hòn bi chuyền động đều trên đoạn đường AB.


B. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD.

C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.


D. Hòn bi chuyển động đều trên cả đoạn đường từ A đến D.


Câu 93 :

Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?


A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.



B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.


C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.


D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.


Câu 94 :
Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các cách sau, cách nào không đúng?


A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.


B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.



D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép.



Câu 95 :

Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực?


 A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.



 B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.



C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.


D. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.

Câu 96 :

Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái bóng. Khi đó mặt vợt đã tác dụng một lực:


A. làm biển dạng trái bóng và biến đổi chuyển động của nó.


B. chỉ làm biến đổi chuyển động của trái bóng.

C. chỉ làm biến dạng trái bóng.


D. không làm biển dạng trái bóng và không biến đổi chuyển động của nó.


Câu 97 :

Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?


A. Không thay đổi. 



B. Chỉ có thể tăng dần.



C. Chỉ có thể giảm dần.



D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần.


Câu 98 :

Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có:


A. ma sát trượt.


B. ma sát nghỉ.


C. ma sát lăn.



D. quán tính.


Câu 99 :

Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Trường hợp nào sau đây lực ma sát có giá trị nhỏ nhất:


A. Hòn bi lăn trên mặt phẳng nghiêng.


B. Hòn bi trượt trên mặt phẳng nghiêng. 


C. Hòn bi nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.



D. Hòn bi vừa lăn, vừa trượt trên mặt phẳng nghiêng.


Câu 100 :

Ma sát nào dưới đây có hại nhất?


A .Ma sát giữa dây và ròng rọc.


B. Ma sát giữa bánh xe và trục quay.


C. Ma sát giữa đế giày và nền nhà.


D. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.

Câu 101 :

Chọn câu trả lời sai?

Một cỗ xe ngựa được kéo bởi một con ngựa đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.


A. Lực kéo của ngựa cân bằng với lực ma sát của mặt đường tác dụng lên cỗ xe.


B. Tổng tất cả các lực tác dụng vào cỗ xe triệt tiêu nhau.


C. Trọng lực tác dụng lên cỗ xe cân bằng với phản lực của mặt đường tác dụng vào nó.



D. Không có lực nào tác dụng vào cỗ xe.


Câu 102 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?


A. Người đứng cả hai chân.


B. Người đứng co một chân.

C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.


D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.


Câu 106 :

Một chiếc xe buýt đang chạy từ Nha Trang về Ninh Hòa, nếu ta nói chiếc xe buýt đang chuyển động thì vật làm mốc là:


A. Người soát vé.


B. Tài xế.

C. Cây cối ven đường.


D. Hành khách trên xe.


Câu 107 :

Trong các chuyển động sau đây, chuyển động đều là:


A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc.


B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

C. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.


D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga.


Câu 108 :

Bạn An đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 3km/h. Điều đó cho biết:


A. Bạn An chuyển động được 3 km.


B. Bạn An chuyển động trong một giờ.


C. Trong mỗi giờ, bạn An đi được 3 km.



D. Bạn An đi 1 km trong 3 giờ.


Câu 110 :

Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng


A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.


B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.

C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền. 

D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.

Câu 111 :

Một xe ô tô đang đứng yên bỗng chuyển động đột ngột, hành khách trên xe sẽ:


A. nghiêng sang phải.


B. nghiêng sang trái.


C. ngã về phía sau.


D. ngã về phía trước.

Câu 113 :

Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực:


A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.


B. Trọng lực của tàu.


C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.



D. Lực đàn hồi của mặt đất.


Câu 114 :

Câu có nội dung liên quan đến lực ma sát là:


A. Nước chảy chỗ trũng.


B. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

C. Nước chảy đá mòn.


D. Khoai đất lạ, mạ đất quen.


Câu 115 :

Trong các cách sau, cách tăng được áp suất nhiều nhất:



A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.



B. Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép.


C. Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép.



D. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247