Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG 2018 môn Vật lý Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Vật lý Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa

Câu 2 : Công thức liên hệ giữa tần số, tốc độ truyền sóng và bước sóng là

A. \(\lambda  = \frac{v}{f}\)

B. \(\lambda  = \frac{f}{v}\)

C. \(\lambda  = \frac{\lambda }{v}\)

D. \(\lambda  = vf\)

Câu 3 : Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng 

A. hai lần bước sóng                 

B. một bước sóng

C. một nửa bước sóng                  

D.  một phần tư bước sóng

Câu 5 : Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý tương ứng với đặc trưng vật lý nào dưới đây của âm? 

A. Tần số       

B. Cường độ        

C. Mức cường độ   

D. Đồ thị dao động

Câu 6 : Một dòng điện có phương trình i = 2cos100πt A. Giá trị hiệu dụng của dòng điện là 

A. 2 A             

B. 4 A      

C. \(\sqrt 2 \,A\).         

D. 6 A

Câu 7 : Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)\,V\) .  Biểu thức cường độ dòng điện i chạy trong mạch là

A. \(i = \omega CU\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)A\)

B. \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{\omega C}}\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{6}} \right)A\)

C. \(i = \omega CU\sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{3}} \right)A\)

D. \(i = \frac{{U\sqrt 2 }}{{\omega C}}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)A\)

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10‒19 C

B. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10‒31 kg

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion

D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác

Câu 13 : Công của dòng điện có đơn vị là 

A. J/s          

B.  kWh             

C. W             

D. kVA

Câu 15 : Diode bán dẫn có tác dụng 

A. chỉnh lưu dòng điện           

B.  khuếch đại dòng điện

C. cho dòng điện đi theo hai chiều    

D. cho dòng điện đi theo hai chiều

Câu 16 : Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với 

A. các điện tích chuyển động       

B. nam châm đứng yên

C. các điện tích đứng yên        

D. nam châm chuyển động

Câu 19 : Khi núm xoay của đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT‒830B đặt ở vị trí DCV 20 V thì nó được dùng làm chức năng 

A. vôn kế đo dòng một chiều và giới hạn của thang đo là 20 V

B. vôn kế đo dòng xoay chiều và giới hạn của thang đo là 20 V

C. ampe kế đo dòng một chiều và giới hạn của thang đo là 20 A

D. ampe kế đo dòng xoay chiều và giới hạn của thang đo là 20 A

Câu 20 : Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng 

A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

C.  ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu 21 : Một người có điểm cực cận cách mắt 100 cm để nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo sát mắt một kính 

A. hội tụ có tiêu cự 20 cm                           

B. phân kì có tiêu cực 20 cm

C. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm              

D. phân kì có tiêu cự 100/3 cm

Câu 32 : Cho dòng điện có biểu thức i = I+ I0cosωt chạy qua một điện trở. Cường độ dòng hiệu dụng của dòng điện này là

A. \({I_1} + {I_0}\)

B. \({I_1} + \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

C. \(\sqrt {I_1^2 + I_0^2} \)

D. \(\sqrt {I_1^2 + \frac{{I_1^2}}{2}} \)

Câu 39 : Một vật tham gia đồng thời 2 dao động thành phần cùng chu kì, cùng phương. Biên độ của các dao động thành phần và dao động tổng hợp bằng nhau. Cho biết phương trình dao động tổng hợp là \(x = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\). Phương trình của hai dao động thành phần là

A. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\).

B. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\).

C. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\).

D. \({x_1} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\).

Câu 40 : Cho hai điện tích điểm q1 = q2 C đặt tại hai điểm cố định A, B cách nhau một khoảng 2a m trong không khí. Trên đường trung trực của AB tại vị trí mà cường độ điện trường có cường độ cực đại. Giá trị cực đại đó là

A. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{3{a^2}}}\)

B. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{\sqrt 3 {a^2}}}\)

C. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{kq}}{{3\sqrt 3 {a^2}}}\)

D. \({E_{{M_{\max }}}} = \frac{{4kq}}{{3\sqrt 3 {a^2}}}\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247