Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 215 câu trắc nghiệm lý thuyết Lượng tử ánh sáng cực hay có lời giải !!

215 câu trắc nghiệm lý thuyết Lượng tử ánh sáng cực hay có lời giải !!

Câu 1 : Chùm sáng laze không được dùng trong

A. nguồn phát âm tần.

B. dao mổ trong y học.

C. truyền thông tin.

D. đầu đọc đĩa CD.

Câu 2 : Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

Câu 4 : Khi nói về hiện tượng quang dẫn, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mỗi phôtôn ánh sáng bị hấp thụ sẽ giải phóng một êlectron liên kết để nó trở thành một êlectron dẫn.

B. Các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện.

C. Là hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

D. Năng lượng cần để bứt êlectrôn ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường lớn nên chỉ các phôtôn trong vùng tử ngoại mới có thể gây ra hiện tượng quang dẫn.

Câu 5 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A. độ đơn sắc cao.

B. độ định hướng cao.

C. cường độ lớn.

D. công suất lớn.

Câu 6 : Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích

A. hiện tượng quang điện.

B. hiện tượng quang – phát quang.

C. hiện tượng giao thoa ánh sáng.

D. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.

Câu 8 : Phôtôn

A. là hạt mang điện tích dương.

B. còn gọi là prôtôn.

C. luôn có vận tốc bằng 3.108 m/s.

D. luôn chuyển động.

Câu 9 : Phôtôn là hạt mang điện tích dương

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon

B. Photon tồn tại ở trạng thái chuyển động

C. ánh sáng truyền đi năng lượng các photon ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng

D. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau.

Câu 10 : Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng

A. quang - phát quang.

B. Tán sắc ánh sáng.

C. Quang điện trong

D. Huỳnh quang

Câu 11 : Pin quang điện là nguồn điện

A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.

C. biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng.

D. biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Câu 12 : Chọn phát biểu đúng:

A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt.

B. Hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng chỉ có tính chất sóng.

C. Bước sóng càng dài thì năng lượng của photon tương ứng có năng lượng càng lớn.

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại không có tính chất hạt.

Câu 13 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Photon không tồn tại trong trạng thái đứng yên

B. Photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng như nhau

C. Nếu không bị hấp thụ, năng lượng của photon không đổi khi truyền đi xa

D. Trong chân không, photon bay với tốc độ 3.108 m/s

Câu 14 : Khi chiếu một bức xạ vào bề mặt tấm kim loại, hiện tượng quang điện xảy ra nếu.

A. bức xạ có nhiệt độ lớn.

B. bức xạ có cường độ lớn.

C. bức xạ là ánh sáng nhìn thấy.

D. bức xạ có bước sóng thích hợp.

Câu 15 : Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon.

B. Trong chân không, ánh sáng có vận tốc c = 3.108 m/s.

C. Photon của ánh sáng kích thích có năng lượng lớn hơn photon của ánh sáng huỳnh quang.

D. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các photon đều giống nhau, mỗi photon mang năng lượng bằng hf.

Câu 16 : Pin quang điện được dùng trong chương trình “năng lượng xanh” có nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng

A. quang điện trong.

B. quang điện ngoài.

C. tán sắc ánh sáng.

D. phát quang của chất rắn.

Câu 17 : Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là quang - phát quang?

A. Màn hình tivi sáng.

B. Đèn ống sáng.

C. Đom đóm nhấp nháy.

D. Than đang cháy hồng.

Câu 19 : Tất cả các phôtôn truyền trong chân không có cùng

A. tần số.

B. bước sóng.

C. tốc độ.

D. năng lượng.

Câu 20 : Pin quang điện là nguồn điện, trong đó có sự biến đổi

A. hóa năng thành điện năng.

B. năng lượng điện từ thành điện năng.

C. cơ năng thành điện năng.

D. nhiệt năng thành điện năng.

Câu 21 : Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây?

A. Trạng thái có năng lượng ổn định.

B. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

C. Hình dạng quỹ đạo của các electron.

D. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.

Câu 22 : Laze rubi không hoạt động nguyên tắc nào dưới đây?

A. Dựa vào sự tái hợp giữa êlectron và lỗ trống.

B. Tạo ra sự đảo lộn mật độ.

C. Sử dụng buồng cộng hưởng.

D. Dựa vào sự phát xạ cảm ứng.

Câu 23 : Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

D. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau

Câu 24 : Laze rubi không hoạt động nguyên tắc nào dưới đây? Dựa vào sự tái hợp

A. Phát quang của chất rắn

B. Quang điện trong

C. Quang điện ngoài

D. Vật dẫn nóng lên khi bị chiếu sáng

Câu 25 : Các bình nước nóng năng lượng Mặt Trời được sử dụng phổ biến hiện nay thường hoạt động dựa vào

A. hiện tượng quang điện ngoài, các quang electron bứt ra làm nóng nước trong các ống.

B. việc dùng pin quang điện, biến quang năng thành điện năng để đun nước trong các ống.

C. hiện tượng bức xạ nhiệt, các ống hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời và tuyền trực tiếp cho nước bên trong.

D. hiện tượng phát xạ nhiệt electron, các electron phát ra do nhiệt độ cao làm nóng nước trong các ống.

Câu 26 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.

C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.

D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

Câu 27 : Theo nội dung thuyết lượng tử, kết luận nào sau đây sai?

A. Phôtôn của các bức xạ đơn sắc khác nhau thì có năng lượng khác nhau.

B. Phôtôn chuyển động trong chân không với vận tốc lớn nhất.

C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái chuyển động và đứng yên.

D. Năng lượng của phôtôn không đổi khi truyền đi trong chân không.

Câu 28 : Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s  dọc theo tia sáng.

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Câu 29 : Chùm tia laze được tạo thành bởi các hạt gọi là

A. prôtôn.

B. nơtron.

C. êlectron.

D. phôtôn.

Câu 30 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phôtôn ánh sáng?

A. mỗi phôtôn có một năng lượng xác định

B. năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng màu đỏ

C. năng lượng phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau

D. phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động

Câu 31 : Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng

A. quang điện trong.

B. quang - phát quang.

C. tán sắc ánh sáng.

D. huỳnh quang.

Câu 33 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Photon không tồn tại trong trạng thái đứng yên.

B. Photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng như nhau.

C. Nếu không bị hấp thụ, năng lượng của photon không đổi khi truyền đi xa.

D. Trong chân không, photon bay với tốc độ 3.108 m/s.

Câu 34 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19

B. Hạt electron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion

D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác

Câu 35 : Nguyên tử đang có điện tích -1,6.10-19 khi nhận được thêm electron thì nó

A. là ion dương.

B. vẫn là ion âm.

C. trung hòa về điện.

D. có điện tích không xác định được

Câu 36 : Laze là máy khuyêch đại ánh sáng dựa trên hiện tượng

A. quang điện ngoài

B. quang điện trong.

C. phát xạ cảm ứng

D. quang phát quang.

Câu 37 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Ở trạng thái đứng yên, mỗi phôtôn có một năng lượng xác định bằng hf.

B. Trong chân không, phôtôn chuyển động với tốc độ c = 3.108 m/s

C. Mỗi lần một nguyên tử hấp thụ ánh sáng cũng có nghĩa là nó hấp thụ một phôtôn

D. Dòng ánh sáng là dòng của các hạt mang năng lượng gọi là phôtôn.

Câu 38 : Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các phôtôn?

A. Tia γ

B. Tia laze

C. Tia hồng ngoại

D. Tia α

Câu 39 : Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. tạo thành các electron dẫn và lỗ trống trong chất bán dẫn do tác dụng của ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại.

C. êlectron chuyển động nhiệt mạnh hơn khi kim loại bị chiếu sáng.

D. êlectron bị bứt ra khỏi một khối chất khi khối chất bị nung nóng.

Câu 40 : Hiện tượng quang dẫn xảy ra đối với

A. kim loại

B. chất điện môi

C. chất bán dẫn

D. chất điện phân

Câu 41 : Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang ?

A. Hồ quang điện

B. Đèn dây tóc nóng sáng

C. Đèn ống dung trong gia đình

D. Tia lửa điện

Câu 42 : Gọi εđ, εl, εt lần lượt là năng lượng phô tôn các ánh sáng đơn sắc đỏ, lục, tím. Chọn biểu thức đúng

A. εđ > εl > εt

B. εt > εđ > εl

C. εđ > εl > εt

D. εt> εl > εđ

Câu 43 : Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng

A. phát quang của chất rắn

B. tán sắc ánh sáng

C. quang điện ngoài

D. quang điện trong

Câu 45 : Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia γ Sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là

A. tia tử ngoại, tia γ, tia X, tia hồng ngoại

B. tia γ, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại

C. tia X, tia γ, tia tử ngoại, tia hồng ngoại

D. tia γ, tia tử ngoại, tia X, tia hồng

Câu 46 : Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôtôn do laze phát ra có

A. độ sai lệch tần số là rất nhỏ.

B. độ sai lệch năng lượng là rất lớn.

C. độ sai lệch bước sóng là rất lớn.

D. độ sai lệch tần số là rất lớn.

Câu 47 : Tia X không có ứng dụng nào sau đây?

A. Chữa bệnh ung thư.

B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.

C. Chiếu điện, chụp điện.

D. Sấy khô, sưởi ấm.

Câu 49 : Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Câu 50 : Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng

A. cảm ứng điện từ.

B. quang điện trong.

C. phát xạ nhiệt electron.

D. quang - phát quang.

Câu 51 : Pin quang điện là nguồn điện

A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.

C. biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng.

D. biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Câu 52 : Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với

A. kim loại đồng.

B. kim loại kẽm.

C. kim loại xesi.

D. kim loại bạc.

Câu 53 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.

D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108  m/s.

Câu 55 : Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

A. Hiện tượng quang điện trong.

B. Hiện tượng quang điện ngoài.

C. Hiện tượng quang phát quang.

D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

Câu 56 : Tia laze có tính đơn sắc rất cao vì các phôtôn do laze phát ra có

A. độ sai lệch tần số là rất nhỏ.

B. độ sai lệch năng lượng là rất lớn.

C. độ sai lệch bước sóng là rất lớn.

D. độ sai lệch tần số là rất lớn.

Câu 57 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng ε để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó

A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng.

B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng. 

C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.

D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng.

Câu 58 : Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là các phôtôn.

B. Khi nguyên tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ phôtôn.

C. Các phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái chuyển động hay đứng yên.

D. Mỗi phôtôn ánh sáng mang một năng lượng xác định tỉ lệ với tần số của ánh sáng.

Câu 59 : Khi nói về photon phát biểu nào dưới đây đúng.

A. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số xác định, các photon đều mang năng lượng như nhau.

B. Photon có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

C. Năng lượng của photon càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với photon đó càng lớn.

D. Năng lượng của photon ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của photon ánh sáng đỏ.

Câu 60 : Phát biểu nào sau đây là sai về bán dẫn

A. Trong bán dẫn loại n, phần tử điện cơ bản là electron tự do.

B. Trong bán dẫn loại p, phần tử tải điện cơ bản là lỗ trống.

C. Trong bán dẫn loại n, mật độ eletron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống.

D. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống nhỏ hơn mật độ electron tự do.

Câu 61 : Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với

A. kim loại bạc.

B. kim loại kẽm.

C. kim loại xesi.

D. kim loại đồng.

Câu 63 : Theo quan điệm của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các phôtôn của cùng một ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau.

B. Khi ánh sáng truyền đi xa, năng lượng của phôtôn giảm dần.

C. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.

D. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

Câu 64 : Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon.

B. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

C. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

D. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon đó càng nhỏ.

Câu 65 : Dùng ánh sáng chiếu vào catôt của tế bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để tăng dòng điện bão hòa người ta

A. giảm tần số ánh sáng chiếu tới.

B. tăng tần số ánh sáng chiếu tới.

C. tăng cường độ ánh sánh chiếu tới.

D. tăng bước sóng ánh sáng chiếu tới.

Câu 66 : Khi chiếu bực xạ có bước sóng λ vào một bản kim loại thì thấy có hiện tượng quang điện. Electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi

A. photon ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất.

B. công thoát electron có năng lượng nhỏ nhất.

C. năng lượng mà electron bị mất đi là nhỏ nhất.

D. năng lượng mà electron thu được lớn nhất.

Câu 67 : Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng

A. phát xạ cảm ứng

B. quang điện trong

C. nhiệt điện

D. quang – phát quang

Câu 68 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về photon ánh sáng? 

A. Năng lượng của các photon của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau.

B. Năng lượng của photon ánh sáng tím lớn hơn năng lượng photon ánh sáng đỏ

C. Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động

D. Mỗi photon có một năng lượng xác định

Câu 69 : Trong các vật sau đây, khi phát sáng thì sự phát sáng của vật nào là hiện tượng quang-phát quang?

A. Bóng đèn ống.

B. Hồ quang điện.

C. Tia lửa điện.

D. Bóng đèn neon.

Câu 70 : Pin quang điện là nguồn điện trong đó: 

A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

B. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện

C. năng lượng mặt trời được biến đổi toàn bộ thành điện năng

D. một quang điện trở được chiếu sáng để trở thành một máy phát điện

Câu 71 : Trong một thí nghiệm, hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu chùm sáng đơn sắc tới bề mặt tấm kim loại. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích mà tăng cường độ của chùm sáng thì

A. vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện tăng lên.

B. số electron bật ra khỏi tấm kim loại trong một giây tăng lên.

C. động năng ban đẩu cực đại của electron quang điện tăng lên.

D. giới hạn quang điện của kim loại bị giảm xuống.

Câu 72 : Photon không có

A. năng lượng.

B. tính chất sóng.

C. động lượng.

D. khối lượng tĩnh.

Câu 73 : Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là

A. ánh sáng màu đỏ.

B. ánh sáng màu lục.

C. ánh sáng màu tím.

D. ánh sáng màu vàng.

Câu 74 : Pin quang điện là nguồn điện

A. biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng.

B. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.

D. biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Câu 75 : Hạt tải điện trong kim loại là

A. các ion âm, electron.

B. các ion dương, ion âm và các electron.

C. electron.

D. các ion dương, electron.

Câu 76 : Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

B. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

D. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

Câu 77 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Cường độ lớn.

B. Độ đơn sắc cao.

C. Luôn có công suất lớn.

D. Độ định hướng cao.

Câu 78 : Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng

A. Quang điện trong

B. quang phát quang

C. cảm ứng điện từ

D. tán sắc ánh sáng

Câu 79 : Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có mức năng lượng (En) sang trạng thái dừng có mức năng lượng (Em) thì

A. nguyên tử hấp thụ một photon có năng lượng ε = EM - EN

B. nguyên tử phát xạ một photon có năng lượng  ε = EM - EN

C. nguyên tử phát xạ một photon có năng lượng  ε = EN - EM

D. nguyên tử hấp thụ một photon có năng lượng  ε = EN - EM

Câu 80 : Hạt tải điện trong chất bán dẫn là

A. ion dương,ion âm,electron và lỗ trống

B. ion dương và ion âm

C. ion dương, ion âm và electron

D. electron và lỗ trống

Câu 81 : Nguyên tắc hoạt động của Pin quang điện dựa vào:

A. hiện tượng tán sắc ánh sáng.

B. sự phát quang của các chất.

C. hiện tượng quang điện trong.

D. hiện tượng quang điện ngoài.

Câu 82 : Trong các bức xạ sau bức xạ nào không thể gây ra hiện tượng quang điện trên bề mặt kim loại thông thường

A. Bức xạ phát ra từ đèn thủy ngân

B. Các bức xạ chủ yếu phát ra từ bàn là nóng

C. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện

D. Bức xạ phát ra từ ống tia ca tốt trong phòng thí nghiệm

Câu 83 : Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ dẫn đến:

A. Sự giải phóng một electron liên kết

B. Sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống

C. Sự phát ra một phôtôn khác

D. Sự giải phóng một electron tự do

Câu 84 : Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa trên hiện tượng

A. Quang điện trong

B. giao thoa ánh sáng

C. quang điện ngoài

D. tán sắc ánh sáng

Câu 85 : Khi ta nghiên cứu quang phổ vạch của một vật bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các vạch người ta biết được:

A. Các nguyên tố hóa học cấu thành vật đó.

B. Phương pháp kích thích vật dẫn đến phát quang.

C. Các hợp chất hóa học tồn tại trong vật đó.

D. Nhiệt độ của vật khi phát quang.

Câu 86 : Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon.

C. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

D. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon đó càng nhỏ.

Câu 87 : Hồ quang điện không thể phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau:

A. Tia gamma

B. Tia tử ngoại

C. Tia hồng ngoại

D. Ánh sáng nhìn thấy

Câu 88 : Khi bị đốt nóng, các hạt mang điện tự do trong không khí :

A. Chỉ là ion dương

B. Chỉ là ion âm

C. là electron, ion dương và ion âm

D. chỉ là electron

Câu 89 : Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch

A. Phụ thuộc vào nhiệt độ

B. Phụ thuộc vào áp suất

C. Phụ thuộc vào cách kích thích

D. Chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất khí

Câu 90 : Pin quang điện là nguồn điện, trong đó:

A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

B. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

C. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

Câu 91 : Hạt tải điện trong chất điện phân là

A. electron dẫn và lỗ trống.

B. ion dương, ion âm và êlectron.

C. electron tự do.

D. ion dương và ion âm

Câu 92 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phôtôn ánh sáng?

A. mỗi phôtôn có một năng lượng xác định

B. năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng màu đỏ

C. năng lượng phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau

D. phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động

Câu 93 : Hiện tượng quang điện là

A. Hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi bị chiếu sáng.

B. Hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng.

C. Hiện tượng tia catốt làm phát quang một số chất.

D. Hiện tượng phát xạ tia catốt trong ống phát tia catốt.

Câu 94 : Phát biểu nào sau đây về pin quang điện là đúng

A. Điện trường tiếp xúc hướng từ n sang p.

B. Điện cực dương của pin quang điện ở bán dẫn n.

C. Dòng điện chạy qua pin quang điện theo chiều từ p sang n.

D. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.

Câu 95 : Hiện tượng quang – phát quang là

A. sự hấp thụ điện năng chuyển hóa thành quang năng

B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn

C. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại

Câu 97 : Hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng 

A. ion hóa.

B. quang điện ngoài.

C. quang điện trong

D. phát quang của các chất rắn

Câu 98 : Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở (LDR) dựa vào hiện tượng

A. quang điện ngoài.

B. quang dẫn.

C. phát quang của các chất rắn.

D. phát xạ nhiệt electron.

Câu 99 : Hiện tượng nào sau đây không giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Hiện tượng quang điện.

B. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

C. Hiện tượng phát xạ tia Rơn–ghen.

D. Hiện tượng quang phát quang.

Câu 100 : Pin quang điện biến đổi trực tiếp

A. hóa năng thành điện năng

B. cơ năng thành điện năng

C. quang năng thành điện năng

D. nhiệt năng thành điện năng

Câu 101 : Theo quan điểm của thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động

B. Các photon của cùng một ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau

C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon

D. Khi ánh sáng truyền đi xa, năng lượng của photon giảm dần

Câu 103 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.

B. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ 3.108 m/s.

C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.

Câu 104 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng của mọi loại photon đều bằng nhau.

B. Năng lượng của photon giảm khi đi từ không khí vào nước.

C. Photon tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.

D. Photon ứng với ánh sáng tím có năng lượng lớn hơn photon ứng với ánh sáng đỏ.

Câu 105 : Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng nào?

A. Hiện tượng ion hóa.

B. Hiện tượng quang điện ngoài.

C. Hiện tượng phản quang.

D. Hiện tượng quang điện trong.

Câu 106 : Theo nhà vật lý Đan Mạch Niels Bohr, ở trạng thái dừng của nguyên tử thì êlectron

A. Chuyển động hỗn loạn.

B. Dừng lại nghĩa là đứng yên.

C. Chuyển động theo những quỹ đạo có bán kính xác định.

D. Dao động quanh nút mạng tinh thể.

Câu 107 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?

A. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống (đèn neon).

B. Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.

C. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron dẫn rất lớn.

Câu 108 : Chùm ánh sáng laze không được ứng dụng

A. trong truyền tin bằng cáp quang.

B. làm dao mổ trong y học.

C. trong đầu đọc đĩa CD.

D. làm nguồn phát siêu âm.

Câu 109 : Trong thí nghiệm tìm ra hiện tượng quang điện của Héc, ông đã sử dụng bức xạ tử ngoại chiếu vào

A. tấm kẽm bị nung nóng.

B. tấm kẽm tích điện âm.

C. tấm kẽm không mang điện.

D. tấm kẽm tích điện dương.

Câu 112 : Hiện tượng quang dẫn xảy ra đối với

A. kim loại.

B. chất bán dẫn.

C. chất điện môi.

D. chất điện phân.

Câu 113 : Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?

A. Đèn dây tóc nóng sáng.

B. Tia lửa điện.

C. Đèn ống dùng trong gia đình.

D. Hồ quang điện.

Câu 114 : Ứng dụng nào sau đây là của tia laze?

A. hàn điện.

B. sử dụng cho bút chỉ bảng.

C. buzi đánh lửa.

D. dây mai – xo trong ấm điện.

Câu 115 : Trong các thiết bị, pin quang điện, quang điện trở, tế bào quang điện, ống tia X, có hai thiết bị mà nguyên tắc hoạt động dựa trên cùng một hiện tượng vật lí, đó là

A. tế bào quang điện và ống tia X.

B. tế bào quang điện và quang điện trở.

C. pin quang điện và quang điện trở.

D. pin quang điện và tế bào quang điện.

Câu 116 : Phát biểu nào sau đây chưa đúng khi nói về pin quang điện?

A. hiệu suất lớn.

B. bộ phận chính là lớp tiếp xúc p-n.

C. thiết bị biến đổi quang năng thành điện năng.

D. suất điện động của một pin vào khoảng 0,5 V đến 0,8 V.

Câu 117 : Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

B. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.

C. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

D. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

Câu 118 : Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây?

A. Quang điện trong.

B. Quang điện ngoài.

C. Lân quang.

D. Huỳnh quang.

Câu 119 : Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các photon?

A. Tia γ.

B. Tia laze.

C. Tia α.

D. Tia hồng ngoại.

Câu 120 : Hiện tượng liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:

A.Hiện tượng quang điện.

B. Hiện tượng nhiễu xạ.

C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

D. Hiện tượng giao thoa.

Câu 121 : Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. Giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu ánh sáng vào

B. Ánh sáng giải phóng electron liên kết tạo thành electron dẫn và lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện trong chất bán dẫn

C. Electron hấp thụ một phôtôn đề chuyển lên trạnh thái kích thích có năng lượng cao

D. Sóng ánh sáng truyền đi trong sợi cáp quang

Câu 122 : Chất quang dẫn là chất:

A. Chỉ dẫn điện khi có ánh sáng chiếu vào

B. Phát sáng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

C. Cho ánh sáng truyền qua

D. Dẫn điện tốt khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

Câu 123 : Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. giảm điện trở của chất bán dẫn khi chiếu sáng vào

B. ánh sáng giải phóng electron liên kết tạo thành electron dẫn và lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện trong chất bán dẫn

C. electron hấp thụ một phôtôn để chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao

D. sóng ánh sáng truyền đi trong sợi cáp quang

Câu 124 : Chỉ ra phát biểu sai

A. Pin quang điện là dụng cụ biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng

B. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong.

C. Quang trở và pin quang điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài.

D. Quang trở là một điện trở có trị số phụ thuộc cường độ chùm sáng thích hợp chiếu vào nó.

Câu 125 : Khi bị nung nóng đến 30000 C thì thanh vonfam phát ra

A. tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy

B. ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại và tia Rơn-ghen

C. tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia hồng ngoại

D. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia tử ngoại

Câu 126 : Bốn vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro là

A. đỏ, da cam, chàm, tím

B. đỏ, da cam, lục chàm

C. đỏ, lục, lam, chàm

D. đỏ, lam, chàm, tím

Câu 127 : Dãy Lai – man trong quang phổ của nguyên tử hidro gồm các vạch phổ thuộc miền

A. Tử ngoại

B. Ánh sáng nhìn thấy

C. Hồng ngoại

D. Ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại

Câu 129 : Hiện tượng không liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là

A. Hiện tượng phát ra vạch quang phổ

B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

C. Hiện tượng quang điện.

D. Hiện tượng quang phát quang.

Câu 130 : Động năng ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi tấm kẽm cô lập về điện được chiếu bởi ánh sáng thích hợp phụ thuộc vào

A. Cường độ của chùm sáng kích thích.

B. Thời gian chiếu sáng kích thích.

C. Diện tích chiếu sáng.

D. Bước sóng của ánh sáng kích thích.

Câu 131 : Khi nguyên từ chuyển trạng thái dùng thì tương ứng các electron sẽ:

A. chuyển quỹ đạo chuyển động quanh hạt nhân và giữ nguyên vận tốc chuyển động.

B. giữ nguyên quỹ đạo dừng và đổi vận tốc.

C. các electron chuyển quỹ đạo dừng và đổi vận tốc.

D. các electron giữ nguyên quỹ đạo dừng và vận tốc.

Câu 132 : Chọn câu đúng về hiện tượng quang phát quang:

A. Trong hiện tượng quang phát quang, có thể làm cho một chất phát ra ánh sáng có bước sóng tùy ý.

B. Huỳnh quang là sự phát quang của chất rắn

C. Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích

D. Hiện tượng quang phát quang giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng

Câu 133 : Theo mẫu nguyên tử của Bo thì ở trạng thái cơ bản

A. Nguyên tử liên tục bức xạ năng lượng.

B. Nguyên tử kém bền vững nhất.

C. Các electron quay trên các quỹ đạo gần hạt nhân nhất.

D. Nguyên tử có mức năng lượng lớn nhất.

Câu 134 : Một quang điện trởđược nối vào hiệu điện thế không đổi, thay đổi cường độ ánh sáng kích thích thích hợp chiếu vào quang điện trở thì cường độ dòng điện chạy qua quang điện trở thay đổi thế nào? 

A. Không đổi khi cường độ chùm sáng không đổi.

B. Giảm đi khi cường độ chùm sáng tăng.

C. Tăng lên khi cường độ chùm sáng tăng.

D. Luôn khác không với mọi ánh sáng chiếu tới.

Câu 135 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự phát quang ?

A. Sự huỳnh quang thường xảy ra đối với chất lỏng và chất khí.

B. Sự lân quang thường xảy ra đối với chất rắn.

C. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

D. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Câu 136 : Trong chân không tất cả mọi phôtôn đều có cùng:

A. Tần số

B. Bước sóng

C. Năng lượng

D. Vận tốc

Câu 137 : Hiện tượng quang điện trong khác hiện tượng quang điện ngoài ở điểm nào?

A. Không giải phóng electron khỏi liên kết.

B. Không có giới hạn cho bước sóng ánh sáng kích thích.

C. Không làm cho chất bán dẫn tích điện nhưng làm cho kim loại tích điện.

D. Không làm electron hấp thụ năng lượng của phôtôn.

Câu 138 : Tia laze không có đặt điểm nào sau đây ?

A. Độ đơn sắc cao.

B. Độ định hướng cao.

C. Cường độ lớn.

D. Công suất lớn.

Câu 139 : Tia Laze không được ứng dụng trong trường hợp nào?

A. Thông tin liên lạc vô tuyến. 

B. Phẫu thuật.

C. Máy soi hành lí.

D. Đầu đọc đĩa CD.

Câu 140 : Chọn câu sai. Khi hiện tượng quang điện trong xảy ra trong khối chất bán dẫn thì:

A. Mật độ các hạt mang điện tự do trong bán dẫn tăng.

B. Cả khối bán dẫn bị nhiễm điện.

C. Điện trở suất của khối bán dẫn giảm.

D. Độ dẫn điện của khối bán dẫn tăng.

Câu 141 : Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được:

A. hiện tượng quang – phát quang

B. hiện tượng giao thoa ánh sáng

C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện

D. hiện tượng quang điện ngoài

Câu 142 : Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ

B. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn ánh sáng chuyển động hay đứng yên

C. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon càng nhỏ

D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là photon

Câu 143 : Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử năng lượng:

A. Không thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách nguồn sáng xa hay gần

B. Thay đổi, và phụ thuộc khoảng cách nguồn sáng xa hay gần

C. Thay đổi theo môi trường ánh sáng truyền

D. Chỉ không bị thay đổi khi ánh sáng truyền trong chân không

Câu 144 : Thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh không có nội dung nào?

A. chùm ánh sáng là một chùm hạt phôtôn

B. ánh sáng có bản chất là sóng điện từ

C. phôtôn bay dọc tia sáng với tốc độ bằng tốc độ của ánh sáng

D. mỗi lần nguyên tử hấp thụ hay phát xạ năng lượng thì nó hấp thụ hay phát xạ một phôtôn

Câu 145 : Theo thuyết tương đối, khi vật chuyển động thì năng lượng toàn phần của nó là:

A. Tổng năng lượng nghỉ và động năng của vật

B. Tổng động năng và nội năng của vật

C. Tổng động năng và thế năng của vật

D. Tổng động năng phân tử và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu 146 : Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?  

A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.

B. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.

C. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

D. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

Câu 147 : Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?  Pin quang điện hoạt động

A. trong truyền tin bằng cáp quang.

B. làm dao mổ trong y học .

C. làm nguồn phát siêu âm.

D. trong đầu đọc đĩa CD.

Câu 148 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108 m/s  dọc theo các tia sáng.

B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.

C. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.

D. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động

Câu 149 : Một chùm sáng trắng truyền trong chân không, tất cả các photon trong chùm sáng đó cùng

A. tốc độ

B. bước sóng

C. tần số

D. năng lượng

Câu 150 : Trong thí nghiệm Hec-xơ, nếu sử dụng ánh sáng hồ quang điện sau khi đi qua tấm thủy tinh thì

A. hiệu ứng quang điện chỉ xảy ra khi cường độ của chùm sáng kích thích đủ lớn

B. hiệu ứng quang điện vẫn xảy ra vì giới hạn quang điện của kẽm là ánh sáng nhìn thấy.

C. hiệu ứng quang điện không xảy ra vì thủy tinh hấp thụ hết tia tử ngoại.

D. hiệu ứng quang điện vẫn xảy ra vì thủy tinh trong suốt đối với mọi bức xạ

Câu 151 : Trong các thiết bị, pin quang điện, quang điện trở, tế bào quang điện, ống tia X, có hai thiết bị mà nguyên tắc hoạt động dựa trên cùng một hiện tượng vật lí, đó là

A. tế bào quang điện và quang điện trở.

B. pin quang điện và tế bào quang điện.

C. pin quang điện và quang điện trở.

D. tế bào quang điện và ống tia X.

Câu 152 : Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang − phát quang?  

A. Sự phát sáng của con đom đóm.

B. Sự phát sáng của đèn dây tóc.

C. Sự phát sáng của đèn ống thông dụng.

D. Sự phát sáng của đèn LED.

Câu 153 : Theo mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng của nguyên tử :  

A. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.

B. là trạng thái mà các êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động.

C. chỉ là trạng thái kích thích.

D. chỉ là trạng thái cơ bản.

Câu 154 : Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi

A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.

B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.

C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.

D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt

Câu 155 : Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điếm nào ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

B. Hình dạng quỹ đạo của các êlectron.

C. Biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron.

D. Trạng thái có năng lượng ổn định.

Câu 156 : Phát biểu nào sau đây chưa đúng khi nói về pin quang điện?

A. suất điện động của một pin vào khoảng 0,5 V đến 0,8 V

B. bộ phận chính là lớp tiếp xúc p-n

C. hiệu suất lớn

D. thiết bị biến đổi quang năng thành điện năng

Câu 157 : Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai

A. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

B. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

C. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s  dọc theo tia sáng. 

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Câu 158 : Pin quang điện hiện nay được chế tạo dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây?

A. Quang điện ngoài.

B. Lân quang.

C. Quang điện trong.

D. Huỳnh quang.

Câu 159 : Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về

A. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử

B. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử

C. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử

D. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđro

Câu 160 : Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về sự phát xạ và sự

A.chỉ là trạng thái cơ bản

B. chỉ là trạng thái kích thích

C. là trạng thái mà các êlectron trong nguyên tử ngừng chuyển động 

D. có thể là trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích.

Câu 163 : Khi chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào dung dịch fluorexêin thì dung dịch này sẽ phát ra

A. tia anpha.

B. bức xạ gamma.

C. tia X.

D. ánh sáng màu lục

Câu 164 : Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Câu 165 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây? 

A. Định hướng cao.

B. Kết hợp cao.

C. Cường độ lớn.

D. Công suất lớn.

Câu 166 : Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng nào sau đây? 

A. Hiện tượng quang điện ngoài. 

B. Hiện tượng ion hóa.

C. Hiện tượng quang điện trong.

D. Hiện tượng phát quang.

Câu 167 : Trong y học, laze không được ứng dụng để

A. phẫu thuật mạch máu.

B. chữa một số bệnh ngoài da.

C. phẫu thuật mắt.

D. chiếu điện, chụp điện.

Câu 168 : Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu vàng thì ánh sáng huỳnh quang có thể là

A. ánh sáng đỏ

B. ánh sáng lam

C. ánh sáng lục

D. ánh sáng tím

Câu 169 : Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu vàng thì ánh sáng huỳnh quang có thể là

A. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

B. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

C. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn

D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

Câu 170 : Pin quang điện là hệ thống biến đổi

A. hóa năng thành điện năng

B. quang năng thành điện năng

C. nhiệt năng thành điện năng

D. cơ năng thành điện năng

Câu 171 : Gọi λ12 lần lượt là bước sóng trong chân không của các ánh sáng đơn sắc (1) và (2). Nếu λ12 thì

A. ánh sáng (1) có tần số lớn hơn

B. photon của ánh sáng (1) có năng lượng lớn hơn

C. trong nước, ánh sáng (1) có vận tốc lan truyền lớn hơn

D. chiết suất của nước đối với ánh sáng (1) lớn hơn

Câu 172 : Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn

B. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

D. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

Câu 173 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ánh sáng ?

A. Vì ánh sáng có tính chất hạt nên gây ra được hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại

B. Thuyết sóng ánh sáng không giải thích được các định luật quang điện

C. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt được gọi là một phôtôn

D. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ

Câu 174 : Chọn phát biểu sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng ?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt,đứt quãng

B. Chùm ánh sáng là dòng hạt,mỗi hạt gọi là một phôtôn

C. Khi ánh sáng truyền đi,các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi,không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng

D. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau,không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng

Câu 175 : Chùm tia laze được tạo bởi các hạt là photon, các photon trong chùm có

A. khác tần số, cùng pha

B. cùng tần số, ngược pha

C. cùng tần số, cùng pha

D. khác tần số, ngược pha

Câu 176 : Trạng thái dừng của nguyên tử là

A. trạng thái trong đó mọi electron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân

B. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định mà nguyên tử có thể tồn tại

C. trạng thái đứng yên của nguyên tử

D. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử

Câu 177 : Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích

B. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích

C. do các tinh thể phát ra, sau khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp

D. có bước sóng nhỉnh hơn bước sóng ánh sáng kích thích

Câu 178 : Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

C. electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu 179 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, hạt ánh sáng gọi là phôton

B. Năng lượng của phôton càng lớn thì tần số của ánh sáng càng nhỏ

C. Năng lượng của phôton càng nhỏ thì cường độ của chùm sáng càng nhỏ

D. Phôton có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào môi trường truyền sáng

Câu 180 : Tìm phát biểu sai về hiện tượng quang dẫn và hiện tượng quang điện.

A. Tế bào quang điện có catốt làm bằng kim loại kiềm hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy

B. Công thoát của kim loại lớn hơn công cần thiết để bứt electron liên kết trong bán dẫn

C. Phần lớn tế bào quang điện hoạt động được với bức xạ hồng ngoại

D. Các quang trở hoạt động được với ánh sáng nhìn thấy và có thể thay thế tế bào quang điện trong các mạch tự động

Câu 181 : “Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một photon”. Đây là nội dung của

A. Tiên đề Bohr

B. Thuyết lượng tư năng lượng

C. Thuyết lượng tử ánh sáng

D. Lý thuyết sóng ánh sáng

Câu 182 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Công suất lớn

B. Độ định hướng cao

C. Độ đơn sắc cao

D. Cường độ lớn

Câu 183 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. phôtôn giảm dần khi nó đi xa dần khỏi nguồn sáng phát ra nó

B. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc có thể khác nhau

C. một phôtôn tăng lên khi bước sóng ánh sáng giảm xuống

D. phôtôn không thady đổi khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu 184 : Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, người ta cho quang êlectron bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với các véctơ cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của các quỹ đạo êlectron sẽ tăng khi

A. tăng cường độ chùm sáng kích thích

B. giảm bước sóng của ánh sáng kích thích

C. tăng bước sóng của ánh sáng kích thích

D. giảm cường độ chùm sáng kích thích

Câu 185 : Pin quang điện là hệ thống biến đổi

A. quang năng ra điện năng.

B. cơ năng ra điện năng.

C. nhiệt năng ra điện năng.

D. hóa năng ra điện năng.

Câu 186 : Công thoát của mỗi kim loại là

A. bước sóng dài nhất của kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện

B. công lớn nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

C. năng lượng nhỏ nhất dùng để bứt khỏi electron ra khỏi bề mặt kim loại đó

D. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện

Câu 187 : Năng lượng 1 photon ánh sáng

A. giảm khi truyền trong môi trường hấp thụ

B. không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn

C. giảm dần theo thời gian

D. giảm khi khoảng cách tới nguồn tăng lên

Câu 188 : Năng lượng 1 photon ánh sáng giảm khi truyền trong môi trường

A. mất dần điện tích âm

B. có điện tích âm không đổi

C. mất dần điện tích dương

D. trở nên trung hoà về điện

Câu 189 : Trong mẫu nguyên tử Bo, trạng thái dừng trạng thái

A. mà năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được

B. mà ta có thể tính được chính xác năng lượng của nó

C. nguyên tử không hấp thụ năng lượng

D. trong đó nguyên tử có năng lượng xác định và không bức xạ

Câu 190 : Khi so sánh hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong, nhận định nào dưới đây là sai ?

A. Đều làm bứt electron ra khỏi chất bị chiếu sáng

B. Mở ra khả năng biến năng lượng ánh sáng thành điện năng

C. Bước sóng giới hạn ở hiện tượng quang điện ngoài thường nhỏ hơn bước sóng giới hạn ở hiện tượng quang điện trong

D. Phải có bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện hoặc giới hạn quang dẫn

Câu 191 : Theo mẫu nguyên tử Bohr, khi nguyên tử ở trong một trạng thái dừng thì

A. có ít nhất một electron chuyển động trên quỹ đạo dừng

B. tất cả electron đều chuyển động trên quỹ đạo K

C. tất cả electron đều chuyển động trên cùng một quỹ đạo dừng

D. mỗi electron của nguyên tử chuyển động trên một quỹ đạo có bán kính xác định

Câu 192 : Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây gọi là sự phát quang ?

A. Ngôi sao băng

B. Ngọn nến

C. Đèn pin

D. Con đom đóm

Câu 193 : Phát biểu nào là sai?

A. Có một số tế bào quang điện hoạt động khi được kích thích bằng ánh sáng nhìn thấy

B. Điện trở của quang trở giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào

C. Nguyên tắc hoạt động của tất cả các tế bào quang điện đều dựa trên hiện tượng quang dẫn

D. Trong pin quang điện, quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng

Câu 194 : Phát biểu nào dưới đây là sai ?

A. năng lượng cần để bứt electron ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường lớn nên chỉ các photon trong vùng tử ngoại mới có thể gây ra hiện tượng quang dẫn

B. mỗi photon ánh sáng bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết để nó trở thành một electron dẫn

C. là hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng

D. các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện

Câu 195 : Biểu hiện nào sau đây không phải là đặc trưng của tính chất hạt của ánh sáng?

A. Tác dụng phát quang

B. Khả năng đâm xuyên và ion hóa

C. Tác dụng quang điện

D. Khả năng phản xạ, khúc xạ và giao thoa

Câu 196 : Để gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ chiếu vào kim loại phải có

A. năng lượng phôtôn nhỏ hơn công thoát electrôn của kim loại.

B. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của kim loại Natri.

C. bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện của kim loại.

D. năng lượng phôtôn lớn hơn hoặc bằng công thoát electrôn của kim loại.

Câu 197 : Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K. Khi nguyên tử nhận một năng lượng ε = EN - EKthì

A. không xác định được cụ thể sự chuyển quỹ đạo của electron

B. electron chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo L đến quỹ đạo M sau đó lên quỹ đạo N

C. electron chuyển lên quỹ đạo L rồi sau đó chuyển thẳng lên quỹ đạo N

D. eletron chuyển thẳng từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng N

Câu 198 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về pin quang điện?

A. Pin quang điện hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong

B. Pin quang điện là pin chạy bằng năng lượng ánh sáng

C. Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng

D. Pin quang điện trực tiếp tạo ra dòng điện xoay chiều công suất nhỏ

Câu 199 : Khi nói về nội dung giả thuyết của Bo, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra phôtôn

B. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tố đó ở trạng thái dừng

C. Trong các trạng thái dừng,nguyên tử không hấp thụ hay bức xạ năng lượng

D. Ở trạng thái dừng khác nhau năng lượng của nguyên tử có giá trị khác nhau

Câu 200 : Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào

A. điện trường giữa anôt cà catôt

B. bước sóng của anh sáng chiếu vào catôt 

C. điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện

D. bản chất của kim loại

Câu 201 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

A. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó

B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn

C. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó

D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

Câu 202 : Mẫu nguyên tử Borh khác mẫu nguyên tử Rutherford ở điểm nào sau đây ?

A. Trạng thái có năng lượng ổn định.

B. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

C. Hình dạng quỹ đạo của electron.

D. Biểu thức lực hút giữa hạt nhân và electron.

Câu 203 : Mẫu nguyên tử Bo (Bohr) khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho (Rutherford) ở nội dung nào dưới đây ?

A. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.

B. Bản chất lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.

C. Hình dạng quỹ đạo của các electron.

D. Trạng thái dừng có năng lượng xác định.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247