Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lần 1

Câu 1 : Quang phổ liên tục của một vật 

A.

phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.     

B. phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

C. phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. 

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

Câu 3 : Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng 

A.

 không có tính chất sóng lẫn tính chất hạt.        

B. có tính chất hạt

C. có cả tính chất sóng và tính chất hạt         

D. có tính chất sóng

Câu 5 : Một chất điểm có khối lượng 500 g đang dao động điều hòa trên trục Ox. Phương trình vận tốc của chất điểm là v = 8πcos(2πt + π/6) cm/s. Lấy gần đúng π2 = 10. Biểu thức lực kéo về của dao động là 

A.

F = 0,32cos(2πt + π/6) N.           

B. F = 0,8cos(2πt – π/6) N.

C. F = 0,8sin(2πt – π/6) N.                         

D. F = 0,8sin(2πt – 5π/6) N.

Câu 6 : Con lắc đơn có khối lượng m = 200 (g), khi thực hiện dao động nhỏ với biên độ A = 4 cm thì có chu kỳ là T = π (s). Cơ năng của con lắc là 

A. E = 64.10–5 J              

B. E = 10–3 J      

C. E = 35.10–5 J       

D. E = 26.10–5 J

Câu 7 : Ba tụ điện giống nhau cùng điện dung C ghép song song với nhau thì điện dung của bộ tụ là: 

A.                     

B. C/3          

C. 3C                   

D. 2C

Câu 10 : Cho chất quang dẫn là Si có giới hạn quang dẫn là 1,11 µm. Tính công thoát electron của hiện tượng quang dẫn theo đơn vị eV ? 

A. 1,11 eV.            

B. 1,02 eV.       

C.  1,12 eV.          

D. 1,21 eV.

Câu 13 : Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,76 eV. Cho h = 6,625.10–34 Js; c = 3.108 m/s; và e = 1,6.10–19 C . Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là 

A. 706 nm.             

B.  547 nm.               

C. 559 nm.                       

D.  736 nm.

Câu 17 : Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; \({}_{18}^{40}Ar\) ; \({}_3^6Li\) lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145 u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{18}^{40}Ar\) 

A.

 lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.        

B. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.

C.  lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.                        

D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.

Câu 18 : Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ, khung có thể quay xung quanh một trục 00' thẳng đứng nằm trong mặt phẳng khung (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng

A.

 lực từ tác dụng lên các cạnh triệt tiêu nhau làm cho khung dây đứng cân bằng 

B.  lực từ tác dụng lên các cạnh đều bằng không

C.

 lực từ gây ra mômen có tác dụng làm cho khung dây quay quanh trục 00' 

D.  lực từ tác dụng lên cạnh NP và QM bằng không

Câu 21 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, R, ω không đổi. Thay đổi C đến khi C = C0 thì công suất Pmax. Khi đó Pmax được xác định bởi biểu thức

A. \({P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{{2R}}\)

B. \({P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{{{R^2}}}\)

C. \({P_{\max }} = I_0^2R\)

D. \({P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{R}\)

Câu 23 : Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho C, R, ω không đổi. Thay đổi L đến khi L = L0 thì điện áp URmax. Khi đó URmax đó được xác định bởi biểu thức

A. \({U_{R\max }} = U\)

B. \({U_{R\max }} = \frac{{U.R}}{{\left| {{Z_L} - {Z_C}} \right|}}\)

C. \({U_{R\max }} = \frac{{U.R}}{{{Z_L}}}\)

D. \({U_{R\max }} = {I_0}R\)

Câu 26 : Cường độ dòng điện qua tụ điện i = 4cos(100πt) A . Điện dung của tụ có giá trị 31,8 (µF). Biểu thức của điện áp đặt vào hai đầu tụ điện là 

A.

uC = 400cos(100πt) V. 

B. uC = 400cos(100πt + π/2) V.

C. uC = 400cos(100πt – π/2) V.                      

D. uC = 400cos(100πt – π) V.

Câu 27 : Một con lắc đơn chiều dài 20 cm dao động với biên độ góc 60 tại nơi có g = 9,8 m/s2. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương thì phương trình li độ góc của vật là 

A.

α = π/30.sin(7t + 5π/6) rad .       

B.  α = π/30.sin(7t + π/6) rad .

C. α = π/30.sin(7t – 5π/6) rad .               

D. α = π/30.sin(7t – π/6) rad .

Câu 28 : Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chùm sáng song song qua lăng kính có góc lệch cực tiểu là Dm = 420. Góc tới có giá trị bằng 

A. i = 300.                 

B.  i = 180.        

C. i = 210.                 

D. i = 510.

Câu 29 : Một sợi dây dài l = 1,2 m có sóng dừng với 2 tần số liên tiếp là 40 Hz và 60 Hz. Xác định tốc độ truyền sóng trên dây? 

A. 24 m/s             

B. 48 m/s       

C. 32 m/s                     

D.  60 m/s

Câu 30 : Nhiệt lượng Q do dòng điện có biểu thức i = 2cos(120πt) A toả ra khi đi qua điện trở R = 10 Ω trong thời gian t = 0,5 phút là 

A. 400 J.                   

B. 200 J.          

C. 600 J.                     

D. 1000 J.

Câu 35 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=50W . Cường độ dòng điện qua cuộn cảm được mô tả như hình bên. Biểu thức điện áp hai đầu cuộn cảm là 

A. \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{100\pi t}}{3} - \frac{\pi }{6}} \right)\left( V \right)\)

B. \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{50\pi t}}{3} + \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( V \right)\)

C. \(u = 60\sqrt 2 \cos \left( {\frac{{50\pi t}}{3} - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( V \right)\)

D. \(u = 60\cos \left( {\frac{{100\pi t}}{3} + \frac{\pi }{6}} \right)\left( V \right)\)

Câu 40 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây, giữa hai bản tụ, giữa hai đầu đoạn mạch lần lượt là: Ud, UC, U. Biết Ud = √2UC; U = U

A.

Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể, trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng. 

B. Cuộn dây có điện trở thuần không đáng kể.

C.

Cuộn dây có điện trở thuần đáng kể,trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng. 

D. Vì UL ≠ UC nên ZL ≠ ZC, vậy trong mạch không xảy ra cộng hưởng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247