Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý trường THPT Đặng Thúc Hứa- Nghệ An lần 2

Đề thi thử THPT QG 2019 môn Vật lý trường THPT Đặng Thúc Hứa- Nghệ An lần 2

Câu 1 : Tốc độ truyền sóng cơ trong môi trường phụ thuộc vào 

A. biên độ sóng            

B. năng lượng sóng

C. tần số sóng                            

D. bản chất môi trường

Câu 2 : Hạt tải điện trong chất bán dẫn là 

A. electron tự do          

B. ion dương và ion âm

C. electron, ion dương và ion âm           

D. electron và lỗ trống

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây sai? Sóng điện từ và sóng cơ 

A. đều mang năng lượng.       

B.  đều tuân theo quy luật giao thoa

C. đều truyền được trong chân không               

D. đều tuân theo quy luật phản xạ

Câu 9 : Phản ứng phân hạch 

A. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng. 

B. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.

C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn. 

D. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.

Câu 10 : Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng 

A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm. 

B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.

C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.   

D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.

Câu 11 : Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính 

B. Tốc độ truyền của một ánh sáng đơn sắc trong nước và trong không khí là như nhau.

C. Trong thủy tinh, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền với tốc độ như nhau 

D. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng

Câu 12 : Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai

A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. 

B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.

C. Sóng điện từ là sóng ngang. 

D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108 m/s.

Câu 13 : Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có 

A. cùng số prôtôn     

B. cùng số nơtrôn

C. cùng số nuclôn           

D. cùng khối lượng

Câu 14 : Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng? 

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí. 

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

C. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại. 

D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Câu 16 : Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng 

A. quang - phát quang.        

B. quang điện trong.  

C. phát xạ cảm ứng.      

D. nhiệt điện.

Câu 17 : Tia tử ngoại 

A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.    

B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước.

C. không truyền được trong chân không.           

D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.

Câu 19 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 1,14 mm. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 5,7 mm có 

A. vân tối thứ 5.           

B.  vân sáng bậc 5

C. vân tối thứ 6.                

D. Vân sáng bậc 6.

Câu 20 : Với ε1, ε2, ε3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu cam, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì 

A. ε2 > ε3 > ε1.             

B. ε3 > ε1 > ε2.    

C. ε> ε1 > ε3.         

D. ε1 > ε2 > ε3.

Câu 24 : Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có khả năng ion hóa chất khí như nhau. 

B. Nguồn phát ra tia tử ngoại thì không thể phát ra tia hồng ngoại.

C. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện còn tia tử ngoại thì không. 

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.

Câu 28 : Tia hồng ngoại 

A. không phải là sóng điện từ.    

B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.

C. không truyền được trong chân không.     

D. được ứng dụng để sưởi ấm.

Câu 30 : Sóng điện từ 

A. không mang năng lượng. 

B. không truyền được trong chân không.   

C.  là sóng ngang.    

D. là sóng dọc.

Câu 31 : Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng   λ1 = 0,75 μm ,  λ2 = 0,25μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm . Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? 

A. Cả hai bức xạ       

B.  Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên  

C. Chỉ có bức xạ λ1     

D. Chỉ có bức xạ λ2

Câu 32 : So với hạt nhân \({}_{20}^{40}\)Ca, hạt nhân \({}_{27}^{56}\)Co có nhiều hơn 

A. 7 nơtron và 9 prôtôn.   

B. 11 nơtron và 16 prôtôn.

C. 9 nơtron và 7 prôtôn.       

D. 16 nơtron và 11 prôtôn.

Câu 33 : Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có bước sóng nhỏ nhất là 

A. tia hồng ngoại.          

B. tia đơn sắc lục.                    

C. tia tử ngoại.        

D. tia X.

Câu 35 : Khi ta bấm vào một phím của cái điều khiển ti vi từ xa (remote) thì lúc đó quá trình nào sau đây không xảy ra ở remote? 

A. Phát sóng.           

B. Thu sóng. 

C. Biến điệu.         

D. Khuếch đại.

Câu 36 : Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn 

A. số nơtron.           

B. số nuclôn.           

C. năng lượng toàn phần.     

D. động lượng.

Câu 37 : Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai

A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.  

B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.

C. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.     

D. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

Câu 38 : Với f1, f2, f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì 

A. f3 > f1 > f2.           

B. f2 > f1 > f3.     

C. f3 > f2 > f1.           

D. f1 > f3 > f2.

Câu 40 : Điện trường xoáy là điện trường 

A. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ    

B. có các đường sức không khép kín

C. của các điện tích đứng yên    

D. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247