Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý 40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Dao Động Và Sóng Điện Từ môn Vật lý 12

40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Dao Động Và Sóng Điện Từ môn Vật lý 12

Câu 1 : Khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai

A. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số.  

B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

C. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian lệch pha nhau pi .  

D. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường của mạch luôn cùng tăng hoặc luôn cùng giảm.

Câu 3 : Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là 

A.  300 m.             

B. 0,3 m.        

C. 30 m.    

D. 3 m.

Câu 4 : Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại. 

B. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.

C. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f . 

D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.

Câu 5 : Mạch thu sóng điện từ gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung biến đổi. Để thu được sóng có bước sóng 90 m, người ta phải điều chỉnh điện dung của tụ là 300 pF. Để thu được sóng 91 m thì phải 

A. tăng điện dung của tụ thêm 303,3 pF.           

B. tăng điện dung của tụ thêm 306,7 pF.

C. tăng điện dung của tụ thêm 3,3 pF.     

D.  tăng điện dung của tụ thêm 6,7 pF.

Câu 7 : Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì 

A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.  

B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.

C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện. 

D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.

Câu 9 : Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 μH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị 

A. từ 2.10-8 s đến 3,6.10-7 s.               

B.  từ 4.10-8 s đến 2,4.10-7 s.

C.  từ 4.10-8 s đến 3,2.10-7 s.                     

D. từ 2.10-8 s đến 3.10-7 s.

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể? 

A. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện. 

B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.

C. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian. 

D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm.

Câu 11 : Trong mạch dao động, dòng điện trong mạch có đặc điểm nào sau đây ? 

A. Tần số rất lớn.        

B. Cường độ rất lớn.

C. Năng lượng rất lớn.   

D. Chu kì rất lớn.

Câu 12 : Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì 

A. Năng lượng đt tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. 

B. Năng lượng đt tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

C. Năng lượng tt tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch. 

D. Năng lượng tt tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

Câu 13 : Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây ? 

A. Hiện tượng cộng hưởng điện.               

B. Hiện tượng từ hoá.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.                               

D. Hiện tượng tự cảm. 

Câu 16 : Trong một mạch dao động LC, điện tích trên một bản tụ biến thiên theo phương trình \( q = {q_0}\cos (\omega t - \frac{\pi }{2}).\) Như vậy:      

A. Tại các thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau 

B. Tại các thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.

C. Tại các thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau. 

D. Tại các thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau

Câu 17 : Điện tích của tụ điện trong mạch dao động LC biến thiên theo phương trình q = qocos(\(\frac{{2\pi }}{T}\)t + \(\pi \)). Tại thời điểm t = T/4 , ta có: 

A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng 0.             

B. Dòng điện qua cuộn dây bằng 0.    

C. Điện tích của tụ cực đại.                       

D. Năng lượng điện trường cực đại.    

Câu 19 : Tần số dao động của mạch LC tăng gấp đôi khi: 

A. Điện dung tụ tăng gấp đôi        

B. Độ tự cảm của cuộn dây tăng gấp đôi        

C.  Điên dung giảm còn 1 nửa                                 

D. Chu kì giảm một nửa

Câu 28 : Khung dao động (C = 10mF; L = 0,1H). Tại thời điểm uC = 4V thì i = 0,02A. Cường độ cực đại trong khung bằng:   

A. 4,5.10–2A              

B. 4,47.10–2A           

C. 2.10–4A               

D. 20.10–4A    

Câu 37 : Chọn tính chất không đúng khi nói về mạch dao động LC: 

A. Dao động trong mạch LC là dao động tự do vì năng lượng điện trường và từ trường biến thiên qua lại với nhau. 

B. Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm L.        

C. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện C. 

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247