(3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Em trở về đúng nghĩa trái tim emBiết khao khát những điều anh mơ ướcBiết xúc động qua nhiều nhận thứcBiết yêu anh và biết được anh yêuMùa thu nay sao bão mưa nhiềuNhững cửa sổ con tàu chẳng đóngDải đồng hoang và đại ngàn tối sẫmEm lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)Câu 1. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5đ)Câu 2. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5đ)Câu 3. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc,tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 )Câu 4. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh / chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 ) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. Câu 5. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)Câu 6. Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)Câu 7. Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)