(3 điểm)Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới (câu 1 đến câu 4)Năm học này em ở trường nội trú. Có nhiều điều mới mẻ, th...

Câu hỏi :

(3 điểm)Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới (câu 1 đến câu 4)Năm học này em ở trường nội trú. Có nhiều điều mới mẻ, thú vị. Và em lúc nào cũng nhớ về nhà. Nhớ để biết ơn.Vào trường, em được học cách để sống chung với các bạn khác. Em cũng vụng về, cũng làm sai làm hỏng nhiều lần, cũng vẫn ẩu, chưa gọn gàng, chưa ngăn nắp. Nhưng em biết ơn Bố vì khi em ở nhà, Bố luôn dặn em phải quay lại nhìn công việc mình vừa làm, xem có gì cần dọn dẹp không. Đôi lần em hơi khó chịu khi Bố cứ nhắc mãi về việc để đôi dép cho ngay ngắn, rồi vắt cái khăn mặt cũng phải hai mép chùng khít với nhau. Nhưng bây giờ, em mới thấy điều đó cần thiết đến nhường nào. Và em cố gắng sửa mình, theo từng lời Bố dặn.Trường là nơi em cảm nhận rõ ràng về sự học hỏi. Em thấy mình có thể học hỏi từ mọi người ở bất cứ lĩnh vực nào... Khi ấy, em biết ơn Bố. Khi em còn ở nhà, Bố không hỏi em về kiến thức trong sách. Bố cho em đi chơi nhiều nơi, cho em rời xa sách giáo khoa đề ngắm chiều xuống,  nắng lên, ngắm những phận người soi bóng qua những giọt mồ hôi mặn. (…)Không phải mọi điều lúc nào cũng dễ dàng. Không phải cứ học ở một trường tốt là mọi thứ sẽ “trải thảm”, có rất nhiều khó khăn thử thách đến với du học sinh. Khi gặp khó khăn, em nhớ đến những câu thơ Bố thường đọc cho em nghe: Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng/ Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành/ Nỗi buồn đánh thức hy vọng. Chính nghịch cảnh là thầy dạy ta. Và em vững lòng vượt qua khó khăn. (…)Cứ thế, một ngôi trường em yêu thích bởi trước hết, nó giúp em, bằng một cách rất hữu hình, nhớ và biết ơn Bố của mình.Mẹ ơi, khi đọc đến đây, mẹ có tự hỏi vì sao em không nhắc đến Mẹ không?Vì đơn giản, em dành cho Mẹ một vị trí vô cùng đặc biệt. Và đơn giản hơn nữa, mẹ chính là người “làm nên” hai người đàn ông trong gia đình.Bằng sự nhẫn nại, dịu dàng, Mẹ đã mang Bố về với gia đình. (…)Bằng sự hiểu biết, bao dung, Mẹ đã dạy em về sự biết ơn. Như thấy bình minh là vui vì ngày mới bắt đầu. Thấy hoàng hôn là biết yêu ngày đã qua. Mẹ luôn cạnh em trong từng ngày, từng ngày  dù em xa hay em gần để truyền cảm hứng, để em không chấp nhận sự “tạm được”, “tạm ổn” khi mà em có thể “phát triển” một cách “say mê, nhân hậu, hài hước và phong cách” như nhân vật trong câu chuyện mẹ và em đã từng đọc. Em luôn ghi nhớ những điều đó.(Lá thư cuối năm của em – Đỗ Nhật Nam -  nguồn Dân Trí)1/ Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?2/ Qua bức thư, Đỗ Nhật Nam muốn bày tỏ gì với bố mẹ?3/ Xét theo mục đích nói, câu văn Mẹ ơi, khi đọc đến đây, mẹ có tự hỏi vì sao em không nhắc đến Mẹ không? thuộc kiểu câu gì?4/ Từ quan niệm của Đỗ Nhật Nam về nghịch cảnh, anh/chị hãy viết khoảng nửa trang giấy thi nói lên suy nghĩ của mình về thái độ cần có của con người trước những nghịch cảnh trong cuộc sống.Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới (câu 5 đến câu 8):Bên kia sông ĐuốngQuê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khôNhà ta cháyChó ngộ một đànLưỡi dài lê sắc máuKiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngảĐám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?5/ Đoạn thơ được làm bằng thể thơ nào?6/ Hãy kể tên 02 bức tranh Đông Hồ được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ trên.7/ Anh/ chị hiểu thế nào về cụm từ màu dân tộc trong câu thơ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp?8/ Viết một đoạn văn (khoảng 5- 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của tác giả trong đoạn thơ trên.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Copyright © 2021 HOCTAP247