(3.0 điểm)Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Nhìn chung trong thơ cổ điển của nước ta, bao gồm từ Chu M...

Câu hỏi :

(3.0 điểm)Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Nhìn chung trong thơ cổ điển của nước ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương “Thì treo giải nhất chi  nhường cho ai!”. Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là một “nhà nho” chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối “mặc áo giáp dài cài chữ đinh”, cũng giỏi chiết tự  “duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang” và dùng tên thuốc bắc một cách tài tình. Nhưng Xuân Hương không chịu khoe chữ. Xuân Hương đối lập hẳn với thái cực Ôn Như Hầu, bài Cung oán ngâm khúc của ông: “Áng đào kiểm đâm bông não chúng- Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành” lổn nhổn những chữ Hán nặng trình trịch.(2)  Nội dung thơ Hồ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày và trên đất nước nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vứt hết sách vở khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội của Xuân Hương rõ là đèo Ba Dội, ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo, sương đầm đìa, phong cảnh sống cứ cựa quậy lên chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có thanh nhã, xinh đẹp nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như một bức tranh in ở ấm chén hay lọ cổ. Dễ ít có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống,  Quán Khánh, động Hương Tích… Dễ ít có thi sĩ nào  là người Hà Nội như Xuân Hương,  xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian. Xuân Hương vĩnh viễn hóa cái chùa Quán Sứ của thời nàng.----- Xuân Diệu -----Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn văn bản trên (0,25 điểm)Câu 2: Trong đoạn (1), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)Câu 3: Câu “ Thơ Hồ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất đến cao độ hai tính dân tộc và đại chúng.”  là câu có hình thức:   (0,5 điểm)Câu đơn. Câu đơn đặc biệt. Câu ghép chính phụ. Câu ghép đẳng lập.        Câu 4: Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương: chợ Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh, động Hương Tích…Dễ ít thi sĩ nào là người Hà Nội như  Xuân Hương, xưa đâu gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới đài Khán Xuân và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian.”Đoạn văn trên khẳng định điều gì ở Hồ Xuân Hương và thơ của bà? Để làm nổi bật nội dung này, tác giả bài viết đã sử dụng hình thức nghệ thuật nào? (0,5 điểm)Đọc hai văn bản sau và trả lời  và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8a.      “Tre là loại cây thân cứng, rỗng ở các gióng, đặc ở mấu ở mấu, mọc thành bụi, thường dùng để làm nhà và đan lát”. (Từ điển Tiếng Việt)b.                          “Nòi tre đâu chịu mọc cong                      Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường                              Lưng trần phơi nắng phơi sương                      Có manh áo cộc, tre nhường cho con.”                                          (Trích: Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)Câu 5: Xác định phương thức biểu đạt của hai văn bản trên (0,25 điểm)Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của hai văn bản trên  (0,25 điểm)Câu 7: Xác định biện pháp tu từ chính và nêu tác dụng của văn bản b. (0,5 điểm)Câu 8: Qua hình ảnh  tre Việt Nam trong đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hình ảnh con người Việt Nam (0,5 điểm)

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Phương pháp giải:

Copyright © 2021 HOCTAP247