(3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:"Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" (Trích Vợ Nhặt - Kim Lân)Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? (0,5 điểm)Câu 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó? (0,5 điểm)Đọc văn bản và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũCỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữaChiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 144)Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0,25 điểm)Câu 5. Văn bản sử dụng biện pháp tu từ gì? Cách sử dụng biện pháp tu từ ấy ở đây có gì đặc sắc? (0,5 điểm)Câu 6. Em hiểu thế nào về cụm từ “con gặp lại nhân dân” ở văn bản? (0,25 điểm)Câu 7. Hãy nói rõ niềm hạnh phúc của nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong văn bản trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu)? (0,5 điểm)